Một số kiến nghị để nông nghiệp Đà Nẵng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đồng bộ kinh tế ngành, đồng bộ kinh tế vùng với bền vững trong kinh tế Việt nam pdf (Trang 77 - 80)

Thành phố cần quy hoạch xây dựng các khu sản xuất nông ngiệp tập trung và xa vùng trung tâm thành phố. Đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ cao, hợp lý, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học phát triển nông nghiệp hữu cơ. Để làm được điều này thì thành phố cần tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lỉnh vực nông nghiệp, tăng cường đào tạo hướng dẩn khoa học kỹ thuật mới cho nông dân, lao động nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Đối với các lỉnh vực như khai thác lâm sản, thủy hải sản thì cần có các quy định cụ thể về những loài được khai thác, những loài cần phải được bảo vệ

để duy trì đa dạng sinh học và nguồn lợi từ tự nhiên. Đối với các loài được khai thác phải quy định cụ thể về số lượng, độ tuổi, kích thước có thể khai thác... để làm được điều này thì cần phải có các quy định cụ thể được áp dụng đồng bộ và có các biện pháp thực hiện hiệu quả thông qua các chế tài cụ thể và có tính hiện thực cao.

Một biện pháp rất cần được thực hiện là phải phân biệt được cơ sở nào đã thực hiện được quy trình phát triển bền vững và được chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện dán nhản sinh thái với các sản phẩm được tạo ra qua quy trình phát triển bền vững, ví như: nhản rau sạch, cá sạch chất lượng cao, được nuôi trồng đánh bắt theo quy trình phát triển bền vững... tất nhiên các sản phẩm này phải có giá trị cao hơn so với các sản phẩm thông thường. Định hình thương hiệu đặt trung cho các sản phẩm sản xuất theo quy trình sản xuất bền vững.

Cần có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở sản xuất, quy định về mức phát thải, điều kiện phát thải của các cơ sở sản xuất khi thải chất thải ra môi trường...

Một biện pháp rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ở các đô thị là phát triển các mô hình vườn trong đô thị với các loại cây trồng vật nuôi giá trị cao như: cây cảnh, hoa cảnh, rau mầm, các loại động vật giá trị cao... Tuy ở Đà Nẵng đã xuất hiện các mô hình này tuy vậy số lượng chưa nhiều và giá trị tạo ra củng chưa lớn vì vậy thành phố cần có các biện pháp cụ thể để khuyến khích phát triển.

Nên hình thành một cơ quan chuyên trách về công tác dự báo thị trường nông sản với nguồn nhân lực chất lượng cao giúp dự báo chính xác về ngư trường tiềm năng cho ngư dân, nhu cầu của thị trường về các loại nông sản, lâm sản, thủy sản... để người dân có thể nắm đước những biến đổi của thị trường nông sản trong tương lai từ đó chính quyền thành phố sẽ có các chủ trương thích hợp để phát triển nông nghiệp trong tương lai.

Kết luận.

Sau quá trình phân tích và đánh giá về nông nghiệp của thành phố hiện nay có thể thấy nông nghiệp của thành phố đã đạt được một số thành tựu nhất định tuy vậy vẩn còn vấp phải không ít khó khăn và tồn tại kiềm hảm sự phát triển của nông nghiệp thành phố như tốc độ đô thị hóa quá nhanh dẩn đến thu hẹp diện tích đất cho nông nghiệp, tác động của thiên tai, lạm phát, cải tiến khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn chậm... Chất lượng sản phẩm nông nghiệp thành phố còn chưa cao, năng suất lao động thục tế vẩn còn thấp nếu so sánh với các địa phương khác, thương hiệu của sản phẩm thương hiệu của các sản phẩm chưa được đinh hình rỏ ràng trên thị trường, tác động môi trường của ngành còn nhiều diển biến phức tạp, chính sách quản lý và định hướng phát triển vủa chính quyền địa phương chưa đồng bộ... đã tác động đến sự phát triển của ngành và định hướng phát triển bền vững nông nghiệp của thành phố. Vì vậy trong tương lai, để có thể phát triển bền vững nông nghiệp của thành phố cần có được sự quan tâm ủng hộ và đồng lòng của chính quyền thành phố, người dân địa phương để nổ lực phát huy những kết quả đã đạt được và khắc

phục khó khăn gặp phải để nâng cao giá trị, chất lượng nông nghiệp, phát triên bền vững nông nghiệp thành phố phù hợp với định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng bền vững trong tương lai.

Tài liệu tham khảo.

Ngân hàng thế giới - Báo cáo phát triển thế giới 2008 – Tăng cường nông nghiệp cho phát triển. NXB Văn hóa – Thông tin.

Giáo trình kinh tế phát triển

Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2005, 2006, 2007

Sở Nông Nghiệp & PTNT TP Đà Nẵng - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2009

Chuyên đề nông nghiệp số 1- 2005 - Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giải pháp xoá đói nghèo và bảo vệ môi trường

Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần 2 - Bộ nông nghiệp và PTNT - Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 Việt Nam).

Lê Thạc Cán (12-2004), Phát triển nông thôn bền vững. Kỷ yếu Hội nghị

phát triển bền vững lần thứ nhất.

PGS.TS. TrẦn Đình Thiên - VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM – Về chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ở Việt Nam

PGS.TS. Trần Quốc Khánh, Đại học KTQD - NÔNG NGHIỆP, NÔNG

Một phần của tài liệu Đồng bộ kinh tế ngành, đồng bộ kinh tế vùng với bền vững trong kinh tế Việt nam pdf (Trang 77 - 80)