nông nghiệp
1. Quan điểm.
Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch.
Chuyển dịch cơ cấu thủy sản – nông – lâm theo hướng tăng tỉ trọng thủy sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp. tăng nhanh khối lượng phẩm hàng hóa, nhất là sản phẩm đã qua chế biến.
Phát triển ngành nông nghiệp thành phố theo hướng bền vững thân thiện vơi môi trường đáp ứng tốt nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân dân thành phố
2. Mục tiêu.
- Để ngành nông nghiệp Đà Nẵng phát triển ổn định và bền vững, mục tiêu của thành phố đặt ra đến năm 2010 đưa sản xuất chăn nuôi trở thành lĩnh vực sản xuất chính, có tỷ trọng giá trị hàng hóa chiếm 70% trong cơ cấu sản xuất của ngành nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, Thành phố tập trung khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có giải pháp quản lý vùng chăn nuôi an toàn và phòng ngừa dịch bệnh.
- Thành phố đang chỉ đạo sớm hoàn thành công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết vùng nuôi. Thành phố đã xác định 3 vùng nuôi cơ bản: Vùng cấm nuôi, vùng cho phép nuôi (nuôi có điều kiện cấp phép của cơ quan Nhà nước) và vùng khuyến khích nuôi; đề ra cơ chế, chính sách hợp lý về huy động vốn, ưu đãi lãi suất, đất đai, lao động, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển chăn nuôi quy mô lớn. Trước mắt thành phố chỉ đạo các tổ chức cho vay (Ngân hàng Nông nghiệp địa phương) có cơ chế cho vay ưu đãi về thời hạn, lãi suất, phù hợp đặc tính, đặc thù của ngành, để các hộ nông dân chăn nuôi được tiếp cận dễ hơn nguồn vốn vay. Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục đầu tư phát triển thêm các cơ sở giống có giá trị kinh tế cao như: Bò, dê, đà điểu, gà nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của thành phố và khu vực. Thành phố cũng khẩn trương khảo sát quy hoạch và đầu tư mới thêm một số cơ sở chế biến giết mổ tập trung tại 2 quận Ngũ Hành Sơn và Hoà Vang giải quyết triệt để tình trạng chế biến, giết mổ phân tán trong dân, quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi.
- Phát triển một nền nông nghiệp sạch theo hướng đa dạng hoá. Đồng thời phát triển nhanh các cây thực phẩm, rau, đậu đỗ, các loại cây ăn quả, cây cảnh, chăn nuôi... với tỷ suất hàng hoá nông sản ngày càng cao, đáp ứng tốt yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
- Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc và gia cầm, coi trọng chất lượng cây giống. Mở rộng nuôi bò lai, bò sữa, lợn nạc và nuôi gà theo phương pháp
công nghiệp để tăng hiệu quả chăn nuôi đáp ứng yêu cầu thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
- Phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.
- Bảo vệ, khôi phục rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng trên đất trống đồi trọc, trồng rừng chống cát và rừng cảnh quan ven biển theo phương thức kết hợp cây lâm nghiệp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc v.v... Xây dựng và bảo vệ các khu rừng Bà Nà, Nam Hải Vân và khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
3. Phương hướng. 3.1 Về kinh tế. 3.1 Về kinh tế.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán bằng phương pháp dồn điền đổi thửa; tiến tới xây dựng các mô hình sản xuất với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, phù hợp cho chuyển giao kỹ thuật công nghệ.
Phát triển sản xuất gắn với tăng cường sản xuất chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông – lâm – thủy sản; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và cơ cấu lại kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Giải quyết tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch bố trí khu công nghiệp và phát triển làng nghề, bố trí cấp nước và xữ lý chất thải sản xuất và chất thải sinh hoạt ở nông thôn để ngăn chặn ô nhiểm.
3.2 Về xã hội.
Tiếp tục tăng cường hệ thống hạ tầng nông thôn, tập trung củng cố hệ thống tưới tiêu, tăng cường hệ thống đê sông, đê biển và công trình phòng chống thiên tai. Nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thông tin và các dịch vụ xã hội khác đáp ứng nhu cầu tiếp cận đến các dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội của người dân.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, trước hết tăng cường chất lượng hệ thống cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn kỹ thuật, kinh tế cho vùng nông thôn có đủ năng lực tiếp ứng cho tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế.
Hổ trợ tốt hoạt động của người dân bằng các chính sách cho vay vốn, hổ trợ sản xuất và tăng cường khoa học công nghệ vào xản xuất góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nông dân.
3.3 Về môi trường.
Tăng cường biện pháp chống suy thoái đất, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên đất trên cơ sở áp dụng các mô hình canh tác hợp lý trên từng vùng, từng loại đất và từng loại địa hình.
Rà soát quy hoạch lại ba loại rùng: phòng hộ, đặt dụng, sản xuất theo hướng phát triển bền vững. Nâng cao nhận thức đầy đủ về giá trị của rừng bao gồm lợi ích kinh tế, lợi ích sinh thái và các gí trị phi sử dụng khác.
Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, có biện pháp khai thác và bảo vệ các nguồn nước một cách hợp lý tránh tình trạng thất thoát lảng phí củng như nguy cơ ô nhiểm và cạn kiệt nguồn nước.
Tăng cường công tác nghiên cứu và thu thập bảo tồn nguồn gen giống cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp và các vật nuôi tại địa phương nhằm tăng tính đa dạng sinh học. tâp trung thay đổi chất lượng cây trồng, vật nuôi, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến hạn chế sử dụng các hóa chất nông nghiệp, thuốc trừ sâu phòng bệnh trong sản phẩm nông nghiệp và trong môi trường đất, nước.