III. Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững ở Đà Nẵng.
1. Sự quản lý của chính quyền
Đưa ra các phương án phát triển cho ngành nông nghiệp thành phố, đồng thời có các phương pháp kiểm tra giám sát và hổ trợ cho hoạt động nông nghiệp của nông dân nhằm hướng đến phát triển một nền nông ngiệp bền vững.
Vai trò quản lý của chính quyền thể hiện rỏ nhất trong các chính sách nông nghiệp như: chính sách thuế, chính sách quản lý đất đai, chính sách tín dụng, chính sách ổn định sản xuất...
Bộ máy chính quyền quản lý sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng không hề nhỏ so với các địa phương lân cận. hiện có tới hơn 6 đầu mối với 220 cán bộ, đa số là kỹ sư với nhiệm vụ hướng dẩn và phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng hiệu quả thì lại không cao. Công tác hổ trợ nông dân phục vụ sản xuất chưa tốt đặc biệt là trong việc định hướng cho phát triển và hổ trợ kỹ thuật tiên tiến cho bà con nông dân.
Định hướng phát triển cho nông nghiệp Đà Nẵng chưa rỏ ràng, chưa định hình được sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố.
Sự quản lý của chính quyền với thị trường tiêu thụ hầu như bị bỏ lỏng, thị trường nông sản chưa được quản lý tốt, tình trạng được mùa mất giá, mất mùa được giá liên tiếp xảy ra nhưng chưa có biện pháp nào giải quyết hiệu quả.
Tình trạng ô nhiểm môi trường diển ra trên thành phố tuy không trầm trọng so với các địa phương khác nhưng củng còn rất nhiều điều cần phải được quan tâm giải quyết. Tác động môi trường do sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố chưa được quan tâm đúng mức. quá trình trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản gây ra không ít tác động gây ô nhiểm môi trường vì sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, dư thừa thức ăn chăn nuôi, chất thải sau khi thu hoạch chưa qua xử lý... Hiện nay, sản xuất thực phẩm an toàn và bảo vệ môi trường là vấn đề thời sự nóng hổi, ngay cả trong sản xuất nông nghiệp. Do người dân chưa thấy hết vai trò của nó, nên nhiều sản phẩm làm ra tuy đạt năng suất cao, quay vòng vốn nhanh nhưng không tiêu thụ được dẫn đến thua lỗ. Việc sử dụng các hóa chất trong sản xuất một cách tùy tiện dẫn đến dư lượng thuốc bảo vê thực vật, vượt quá mức cho phép nhất là trong sản xuất rau, màu có vòng quay ngắn đang là vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội. Chính quyền thành phố củng đã có áp dụng các phương pháp để bảo vệ môi trường như áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, sử dụng mô hình Biôga để xử lý chất thải, hay mô hình chế biến phân vi sinh từ chất thải nông nghiệp... Tuy nhiên các mô hình này chưa sử dụng rộng rải và hiệu quả chưa cao.
Chính sách đất đai cho nông nghiệp của đà Nẵng đã và đang cho thấy sự bất hợp lý, diện tích đất đai cho nông nghiệp liên tục giảm qua các năm. Quy hoạch sử dụng thì chưa hợp lý gây hoang mang cho người dân, người cần đất để sản xuất thì không có trong khi người có đất thì lại không biết phải làm thế nào để sử dụng cho hiệu quả do đó tình trạng đất đai bỏ hoang không phải là hiếm trên địa bàn thành phố. Do tình trạng đô thị hóa nên gây hoang mang cho bà con nông dân dẩn đến họ chỉ sản xuất cầm chừng để giử đất là chính điều này thật sự gây tình trạng lảng phí lớn tài nguyên của địa phương. Ví như cánh đồng Thiên 15 ha ở Hòa Hiệp Bắc bỏ hoang hóa nhiều năm nay.
Các chính sách nông nghiệp của chính quyền nói trên hầu như chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong định hướng cho nông nghiệp thành phố phát triển bền vững.