III. Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững ở Đà Nẵng.
2. Khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nó tác động đến tất cả các hoạt động nông nghiệp trong tương lai
Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cũng như thực tiễn ở nước ta cho thấy chính sách vĩ mô và khoa học kỹ thuật bao giờ cũng là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đà Nẵng cũng không năm ở ngoại lệ. Từ thực tế cho thấy, trong lĩnh vực nông nghiệp, yếu tố KHKT phải hiện diện trong các đối tượng mang tính đặc thù đó là các trang trại, các HTX chuyên môn hoá cao, là các khu chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, các Khu Nông nghiệp công nghệ cao v.v...
Tuy vậy tình hình áp dụng khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất nông nghiệp tại Đà Nẵng vẩn còn nhiều bất cập.
- Cơ giới hoá nông nghiệp còn rất hạn chế, tỷ lệ làm đất bằng máy chỉ đạt khoảng 25%. Cơ giới hóa chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Hơn 10 năm lúa chưa thay giống mới nên hạn chế về năng suất, sản lượng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi diển ra chậm và chưa có sự chuyển biến rỏ rệt.
- Trình độ và năng lực cạnh tranh thị trường của người nông dân thành phố còn thấp, xu hướng phát triển cơ cấu sản phẩm hướng tới giá trị gia tăng cao
diễn ra chậm, kênh tác động từ phía công nghiệp đến nông nghiệp chưa được khơi thông, một phần do công nghiệp nông thôn còn quá kém phát triển, v.v.
- Cán bộ kỹ thuật hổ trợ cho nông dân chưa hiệu quả, tuy số lượng đông nhưng hoạt động còn nhiều điều bất cập có thể nói là chỉ hoạt động bề nổi, hoạt động theo các lân phát động phong trào sản xuất, dẩn đến hiểu biết của bà con nông dân về áp dụng công nghệ cho sản xuất còn yếu kém, làm cho nông nghiệp của thành phố có phần bị trì trệ lại so với các địa phương khác.
- Công tác giống nông nghiệp ở Đà Nẵng đã có tín hiệu đổi mới. Tuy vậy, sự đổi mới đó chưa tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản. Những giống cây-con mới đưa vào sản xuất đang dừng lại ở mô hình, chưa nhân ra diện rộng và đều do các địa phương triển khai. Đơn vị chịu trách nhiệm về công tác này là Trung tâm Giống nông nghiệp Đà Nẵng chưa tạo được loại giống nào có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu của nông dân.
- Tuy vậy thành phố củng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đạt được một số thành tựu như: thực hiện chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng cao, chú trọng phát triển các đối tượng mới, đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả như: Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP; sản xuất nấm rơm tại 10, xã phường tại huyện Hoà Vang, Cẩm Lệ, Liên Chiểu; Chương trình “3 giảm, 3 tăng” với 250 hộ; mô hình trồng hoa ly, hoa đồng tiền, trồng hoa lan; chăn nuôi lợn sinh sản hướng nạc, đảm bảo vệ sinh môi
trường; cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt; hỗ trợ bảo quản sản phẩm khai thác và tập huấn kỹ thuật sản xuất cho hơn 1.000 lượt/người
Khoa học công nghệ là công cụ sản xuất không thể thiếu, nó sẽ góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp, cải tạo điều kiện sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Nông nghiệp áp dụng khoa học công nghệ sẽ là hướng đi chính trong tương lai một khi các yếu tố khác không còn được thuận lợi.