Bố trí hệ thống neo cho đập cao su liên kết kép.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NGƯỠNG TRÀN NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG TRỮ NƯỚC CHO CÁC HỒ CHỨA VÙNG MIỀN ĐÔNG VÀ TÂY NGUYÊN BẰNG ĐẬP CAO SU (Trang 55 - 57)

l o Độ dài chu vi túi đập, được tính theo cơng thức

3.4.8.2.Bố trí hệ thống neo cho đập cao su liên kết kép.

- Hệ thống neo cho đập cao su liên kết kép với tường bên thẳng đứng

Hệ thống neo cho đập cao su liên kết kép với tường bên thẳng đứng gồm 4 tuyến neo, đơi một song song với nhau - hai tuyến neo thượng hạ lưu và hai tuyến neo hai tường bên.

+ Trường hợp đập cao su làm việc với chế độ dịng chảy một chiều, tuyến neo thượng lưu được bố trí cách mép mĩng thượng lưu một khoảng ∆B1, tuyến neo hạ lưu được bố trí cách tuyến neo thượng lưu một khoảng đúng bằng phần túi đập nằm sát đáy, đoạn lAD .

+ Trường hợp đập làm việc với chế độ dịng chảy hai chiều, hai tuyến neo thượng và hạ lưu song song với nhau, cách nhau một khoảng cách lAD , bố trí đối xứng nhau qua tim mĩng. Hai tuyến neo thượng lưu và hạ lưu đều cách mép mĩng thượng lưu và mép mĩng hạ lưu cùng một khoảng cách

(l0-lAD)/2 + ∆B2 (hình 3.22).

Hình 3.22 - Mặt bằng mĩng và vị trí các tuyến neo cho đập cao su với tường bên thẳng đứng làm việc dưới chế độ dịng chảy hai chiều.

Để thi cơng lắp túi cao su được đơn giản và tiện cho cơng tác kiểm tra hệ thống neo trong quá trình vận hành, nên bố trí tuyến neo nằm phía ngồi túi, như vậy tuyến neo hạ lưu phải cĩ cao trình thấp hơn cao trình mĩng từ 10 đến 15 cm, cịn tuyến neo hai tường bên phải đặt vào chân tường và hạ thấp dần từ thượng lưu về hạ lưu.

- Hệ thống neo cho đập cao su liên kết kép với hai bên mái nghiêng:

Đập cao su liên kết kép với hai bên mái nghiêng chỉ phù hợp cho đập cao su làm việc với chế độ dịng chảy một chiều. Hệ thống neo cho đập cao su loại này gồm 6 tuyến neo. Trong đĩ hai tuyến neo thượng và hạ lưu được bố trí giống như đập cao su cĩ tường bên thẳng đứng làm việc với chế độ dịng chảy một chiều, cịn trên mỗi mặt mái nghiêng phải bố trí hai tuyến neo, là hai đoạn thẳng nối hai điểm AB và CB. Trong đĩ điểm A và C là giao tuyến của tim tuyến neo thượng và hạ lưu với đường giao tuyến giữa mái nghiêng và mĩng. Điểm B là giao điểm của đường nằm ngang trên mặt mái nghiêng cĩ cao trình bằng cao trình đỉnh đập và đường mép túi phía hạ lưu khi túi cao su xẹp hồn tồn nằm sát đáy mĩng (hình 3.23).

Hình 3.23. Mặt bằng hệ thống neo cho đập cao su liên kết kép với hai bên mái nghiêng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NGƯỠNG TRÀN NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG TRỮ NƯỚC CHO CÁC HỒ CHỨA VÙNG MIỀN ĐÔNG VÀ TÂY NGUYÊN BẰNG ĐẬP CAO SU (Trang 55 - 57)