Trong hoạt động cho vay SMES còn tồn tại những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân từ phía ngân hàng và cả khách hàng:
Nguyên nhân từ phía SMES
Thông tin mà các doanh nghiệp cung cấp thường không minh bạch : do hạn chế về kiến thức kế toán, về thông tin tài chính nên việc lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính thiếu chính xác. Hiện nay có nhiều chính sách ưu đãi về thuế nên một số doanh nghiệp cố tình sửa chữa số liệu, dấu lãi để nộp thuế ít nhất.
Tài sản đảm bảo: khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính thì cũng
không đủ tài sản để thế chấp cho khoản vay. Đây là một hạn chế của SMES
Năng lực quản trị điều hành của chủ doanh nghiệp còn hạn chế dẫn đến
việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa biết thu thập và xử lý tốt thông tin, khả năng tự điều chỉnh trong nền kinh tế.
Bắt nguồn từ nguồn vốn hạn hẹp các SMES không có điều kiện đầu tư,
đổi mới trang thiết bị, nâng cấp công nghệ sản xuất để mở rộng năng lực sản xuất. Do đó năng suất lao động nói chung còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến sản phẩm thường không có tính cạnh tranh cao.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Ngân hàng chưa có chính sách cho vay thực sự toàn diện
Mặc dù chính sách cho vay tuân thủ quy định của pháp luật và ngân hàng nhà nước, phù hợp với tình hình, môi trường kinh doanh. Nhưng chính sách vẫn còn hạn chế: chưa phân định rõ ràng giữa khâu thẩm định và cho vay. Một cán bộ phải thực hiện toàn bộ quy trình từ tiếp xúc khách hàng, thẩm định, phê chuẩn, kiểm tra giám sát khoản vay, tất toán khoản vay. Do đó khối lượng công việc rất nhiều. Nhưng bản thân cán bộ tín dụng phải tự tìm kiếm khách hàng, quản lý nhiều món vay khác nên việc phân tích, đánh gía, nắm bắt, giám sát việc thực hiện phương án, kiểm tra, xử lý khoản vay gặp nhiều khó khăn.
Thêm vào đó doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực nên nhiều khi cán bộ tín dụng không thể hiểu rõ tất cả các loại hình kinh doanh, đặc điểm ngành nghề, xu hướng phát triển của nó. Điều này ảnh hưởng đến thời gian cho vay và hiệu quả cho vay.
- Chính sách khách hàng
Chính sách khách hàng chưa phân định rõ giữa doanh nghiệp lớn với SMES
Thông thường các doanh nghiệp hay nghĩ rằng ngân hàng cho vay chỉ dựa vào tài sản đảm bảo nên thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho doanh nghiệp thường không đầy đủ gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng khi tính toán các chỉ tiêu tài chính. Và hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chưa có một công ty kiểm toán nào do đó các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp chưa được kiểm toán nên những thông tin này thiếu độ tin cậy và chính xác.
Chất lượng của cán bộ tín dụng
Hiệnnay, mỗi cán bộ tín dụng đều có thể thực hiện cho vay đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp hay thời hạn của khoản vay.
Cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu đặc điểm, ngành nghề của từng loại hình doanh nghiệp, xu hướng phát triển cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Thêm vào đó không phải cán bộ tín dụng nào cũng có khả năng hiểu biết sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, hoạt động tài chính của từng ngành. Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm, những khó khăn thuận lợi riêng. Vì thế, chính sự không phân hoá này sẽ làm cho cán bộ tín dụng biết được nhiều về hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề nhưng sự hiểu biết đó không sâu sắc, không đầy đủ nên sẽ dẫn đến phân tích, đánh giá doanh nghiệp không kỹ lưỡng, thiếu chính xác.
Mỗi cán bộ tín dụng cũng đảm nhận thẩm định khoản vay cả ngắn hạn, trung dài hạn.Trong khi đó các khoản vay trung, dài hạn thường có những dự án đầu tư phức tạp, khó khăn hơn do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có nhiều kinh nghiệm thì kết quả thẩm định mới có giá trị cao.
Chương 3
Giải pháp nhằm phát triển cho vay SMES chi nhánh NHNo-PTNT tỉnh Quảng Trị