a. Năng lực quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh ngiệp
Năng lực quản lý thể hiện ở cách thức tổ chức hoạt động của SMES , tổ chức hoạch định sổ sách kế toán, quản lý tài chính hiệu quả. Năng lực quản lý còn thể hiện ở trình độ nhận định thị trường để có những chiến lược kinh doanh năng động cũng như các biện pháp hạn chế kịp thời những biến động bất thường của thị trường.
Nếu năng lực của chủ doanh nghiệp có hạn, họ không dự đoán đúng những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường, không có kinh nghiệm trong sản xuất, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm… thì doanh nghiệp dễ bị gục ngã trong cạnh tranh. Tất cả điều đó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng. Và ngược lại, năng lực của chủ doanh nghiệp càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn và do đó việc sử dụng vốn vay càng có hiệu quả.
Năng lực quản lý ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ bạn hàng, nhà cung cấp, khả năng tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Đạo đức kinh doanh là yếu tố thể hiện thiện chí trả nợ của doanh nghiệp, thể hiện việc đưa ra thông tin về doanh nghiệp một cách trung thực, sử dụng
vốn vay đúng mục đích, hoàn trả gốc, lãi đúng hạn, hoạt động kinh doanh lành mạnh. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp cho ngân hàng có thể đánh giá có nên cho vay hay không.
b.Phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả là một trong những điều kiện ngân hàng xem xét có nên cho vay hay không. Do đó doanh nghiệp phải thiết lập được phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có khả năng trả nợ.
c. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh là một điều kiện ngân hàng xem xét khi cho vay cũng là điều kiện giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng.