Ứng dụng dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay SEMS tại chi nhánh NHNo PTNT tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đề tài " phát triển cho vay SMES tại NHNNPTNT chi nhánh tỉnh Quảng Trị " doc (Trang 72 - 76)

- 34,14% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

- 40,17% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Rõ ràng trong hai lĩnh vực trên quan hệ mua bán diễn ra thường xuyên, liên tục. Do đó nhu cầu vốn lưu động rất cao. Với đặc điểm của bao thanh toán rất phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong hai lĩnh vực này.

Hơn nữa hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đã áp dụng dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay của mình còn tại chi nhánh NHNo- PTNT tỉnh Quảng Trị thì chưa.

Theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ban hành 6/9/2004 thì bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua bán các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá giữa bên bán hàng và bên mua hàng thông qua thoả thuận trong hợp đồng mua bán.

Đặc điểm của bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn củangân hàng cho người bán theo đó ngân hàng sẽ:

- Tài trợ vốn lưu động cho người bán sau khi người bán đã chuyển giao các khoản phải thu cho ngân hàng. Họ sẽ được tài trợ ngay một khoản tiền theo tỷ lệ phần trăm hoá đơn đã được thoả thuận từ trước. Đây là một khoản ứng trước nên người bán phải trả cho ngân hàng theo lãi suất thoả thuận. Phần còn lại ngân hàng sẽ chuyển cho người bán sau một khoảng thời gian nhất định.

Dưới đây là quy trình cho vay bao thanh toán

(1) Người bán và người mua tiến hành thương lượng trên hợp đồng mua bán hàng hoá.

(2) Người bán đề nghị ngân hàng tài trợ với tài sản đảm bảo chính là khoản phải thu trong tương lai từ hợp đồng mua bán hàng hoá.

(3) Ngân hàng tiến hành thẩm định khả năng thanh toán tiền hàng của người mua.

(4) Nếu xét thấy có thể được tiền hàng từ người mua theo đúng hạn hợp đồng mua bán, ngân hàng sẽ thông báo đồng ý tài trợ cho người bán. (5) Ngân hàng và người bán thoả thuận và ký kết hợp đồngbao thanh

toán.

(6) Người bán giao hàng cho người mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

(7) Người bán chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng hoá, chứng từ bán hàng và các chứng từ khác có liên quan đến khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán.

(8) Ngân hàng ứng trước một phần tiền cho người bán theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán.

(9) Khi đến hạn thanh toán ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ từ người mua.

(10)Người mua thanh toán tiền hàng cho đơn vị bao thanh toán.

(11)Sau khi đã thu hồi tiền hàng từphía người mua, ngân hàng sẽ thanh toán nốt tiền, chuyển nhượng khoản phải thu cho người bán.

Người bán Người mua

Đơn vị bao thanh toán 1 8 2 4 5 7 1 6 11 3 9 10

Sơ đồ hệ thống một đơn vị bao thanh toán:

Lợi ích khi sử dụng bao thanh toán

Bao thanh toán là một quá trình chuyển hoá các khoản phải thu thành tiền mặt. Khi sử dụng dịch vụ này sẽ giúp người bán lấp lỗ hỗng thiếu hụt tiền mặt trong khoảng thời gian từ khi giao hàng cho đến khi người mua thanh toán tiền hàng.

Như vậy ngưòi bán sẽ có vốn kịp thời để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn trữ nhiều hàng tồn kho, cung ứng nhiều đơn hàng hay nói cách khác là tìm kiếm thêm nhiều cơ hội làm ăn.

Người bán sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình nhờ sẵn sàng chấp nhận khoảng thời gian bán chịu hấp dẫn người mua hơn.

Người bán sẽ giảm được khoản chi phí để duy trì và điều hành một bộ phận chuyên trách việc xem xét khách hàng có đủ điều kiện mua chịu hay không, cũng như phải kiểm tra và thu hồi các khoản nợ này nữa.

∙ Đối với ngân hàng:

Khi đưa dịch vụ bao thanh toán vào hoạt động cho vay của mình ngânhàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng làm cho số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng tăng lên. Đồng thời ngân hàng có thêm thu nhập từ hoạt động này.

Như vậy để có thể đưa dịch vụ này đến từng doanh nghiệp thì ngân hàng có thể tổ chức một cuộc hội thảo khách hàng, thông qua đó giới thiệu cụ thể lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này cũng như phương thức cho vay và thủ tục cần thiết để có được nguồn vốn từ ngân hàng.

Với lợi thế mạng lưới chi nhánh rộng khắp ngân hàng có thể cử cán bộ đến từng doanh nghiệp giới thiệu dịch vụ và mời chào họ sử dụng.

Một phần của tài liệu Đề tài " phát triển cho vay SMES tại NHNNPTNT chi nhánh tỉnh Quảng Trị " doc (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w