Khứu giác

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt uốn dưới và chỉnh hình vách ngăn dưới niêm mạc - màng xương (Trang 33 - 35)

Mầm của thần kinh khứu giác xuất hiện vào tuần lễ thứ tư của thời kỳ bào thai. Biểu mô khứu giác phủ trên xương cuốn trên và một phần vách ngăn. Vùng niêm mạc khứu giác có màu vàng do phosphorlipid, lớp biểu mô giả tầng chứa các tế bào khứu giác. Tế bào nâng đỡ, tế bào đáy, và các tuyến Bowman. Những tế bào tiếp nhận khứu giác lưỡng cực đóng vai trò như một

thực thể ngoại vi và hạch đầu tiên (first order ganglia). Thần kinh khứu giác sẽ được truyền đến hệ viền tổ chức lưới đón nhận giúp cuống não nhận biết mùi, thông tin mùi này được truyền đến hồi hải mã. Thalamus và vùng hạ đồi, cuối cùng ở thùy trán.

Tầm quan trọng của chức năng khứu giác

Có nhiều đường thần kinh nối giữa trung khu khứu giác nguyên phát và những trung khu trung ương khác, giải thích khả năng ảnh hưởng của khứu giác tới các chức năng khác như sinh dục, ăn uống… Nhờ khứu giác mà cơ thể có thể bảo vệ đường hô hấp dưới khỏi các luổng không khí mang vật lạ có hại. Mất mùi là một trong những nguyên nhân Bệnh nhân đến phòng khám tai –mũi –họng. Thầy thuốc cần phân biệt giữa mất mùi cơ học do cấu trúc giải phẫu ngăn cản luồng không khí hít vào đến khe khứu giác. Mất mùi tiếp nhận do rối loạn chức năng nhận biết hoặc truyền thông tin khứu giác, nguyên nhân thường gặp nhất của mất mùi dẫn truyền chính là nhiễm siêu vi đường hô hấp trên, sau đó là polyp mũi. Mất mùi kéo dài cũng có thể sảy ra sau nhiễm siêu vi, độc chất dạng bay hơi: khói, chấn thương sàn sọ sau phẫu thuật xoang sàng.

Tóm lại: cấu trúc giải phẫu và mô học của mũi và cuốn nhằm chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới. Khi các thành phần của hệ thống hoạt động hợp đồng với nhau thì không chỉ tác động của tửng thành phần tăng phần hiệu quả và hệ thống bảo vệ đường hô hấp hoàn chỉnh mới thực sự thiết lập.

Sự phối hợp giữa các quá trình này đặc biệt quan trọng, và một rối loạn trong quá trình có thể gây một chuỗi dây chuyền các rối loạn và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế bảo vệ của mũi.

Vẫn có thể sống không có mũi, nhưng người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến chức năng mũi. Không có cơ quan nào có thể đảm nhiệm nhiều chức năng như thế và cũng không có cơ quan nào có thể bảo vệ đường hô hấp dưới hiệu quả đến thế, trong đó vách ngăn, cuốn mũi đóng một vai trò rất

quan trọng mà trước hết là bắt đầu từ chức năng thông khí. Khi vách ngăn bị dị hình, cuốn dưới bị phì đại gây ra ngạt tắc mũi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng và gây ra bệnh lý ở mũi.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt uốn dưới và chỉnh hình vách ngăn dưới niêm mạc - màng xương (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)