Đặc điểm hình thái lâm sàng

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt uốn dưới và chỉnh hình vách ngăn dưới niêm mạc - màng xương (Trang 67 - 72)

Ngạt mũi, chảy mũi, hắt hơi là triệu chứng chính của bệnh DHVN + QPCD. Nhưng ở giai đoạn quá phát cuốn thì ngạt mũi là triệu chứng khó chịu nhất, 100% bệnh nhân nhập viện vì lý do này. Qua khai thác bệnh sử chúng tôi thấy hầu hết BN bắt đầu bằng một viêm mũi có viêm long đường hô hấp trên, chảy mũi, ngạt mũi, hắt hơi kèm theo đó là ngạt mũi, ngạt mũi lúc đầu là ngạt từng lúc, lúc bên này chuyển sang bên kia, đặc biệt là ngạt về đêm, sau đó tăng dần, và ngạt liên tục, ù tai, mất khứu giác, lúc đầu BN cố chịu nhưng về sau thì không chịu nổi và phải đi điều trị. Bệnh bị đi bị lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của BN.

4.1.2.1. Ngạt mũi và mức độ theo thời gian trong ngày đêm

Chúng tôi gặp 30/30 trường hợp (100%) có triệu chứng ngạt mũi tương đương với nghiên cứu của tác giả như Nguyễn Thái Hùng[15], như Đỗ Anh Hoà [5] là ngạt mũi do quá phát cuốn mũi đơn thuần và cao hơn ngạt mũi do viêm đa xoang mãn của Võ Thanh Quang [12] là 96,8%; 100% trường hợp bệnh nhân của chúng tôi là ngạt mũi hai bên với những mức độ khác nhau. Theo thời gian trong ngày đêm, ngạt liên tục 19/30 trường hợp (66,3%), ngạt từng lúc là 11/30 trường hợp (33,7%). Qua khai thác bệnh sử thấy rằng BN phải thường xuyên nhỏ thuốc co mạch để khắc phục tình trạng ngạt mũi, người ít nhất là 3-4 lần, nhưng về sau thuốc rất ít tác dụng hoặc không còn tác dụng, chuyển thành ngạt liên tục.

4.1.2.2. Đánh giá mức độ ngạt qua chỉ số Glatzen.

Để định lượng mức độ ngạt mũi tức là đánh giá tình trạng thông khí mũi chúng tôi đã sử dụng gương Glatzen và chia nhỏ vạch của gương ra thành đơn vị cm để đánh giá được chính xác hơn và mức chia lại tương đương với vạch của gương là: vòng 1 từ 1- 3 cm, vòng 2 từ 3-6 cm, vòng 3 từ 6-9 cm. Qua quan sát ở người trưởng thành bình thường là từ 7- 8 cm. Trong nghiên cứu

của chúng tôi đã khảo sát được 30 trường hợp cho với kết quả là: < 2 cm có 3 trường hợp (10%); 2-3cm có 21/30 trường hợp (70%); trên 3cm có 6/30 trưòng hợp(20%). Tóm lại các bệnh nhân vào viện đều trong tình trạng ngạt mũi nặng, thông khí kém.

4.1.2.3. Thời gian ngạt mũi:

Thời gian ngạt mũi được tính từ khi BN có triệu chứng ngạt mũi, có thể là một bên hay hai bên về đêm hoặc ngày hoặc thời gian nào đó trong năm. Qua khai thác tiền sử chúng tôi thấy BN thường ngạt mũi từ từ, tăng dần tháng này qua tháng khác, có đợt ngạt mũi cấp tính sau điều trị có thể đỡ được một thời gian sau đó lại tái phát và tần số tăng dần đến lúc ngạt nặng.

Chúng tôi chia thời gian ngạt mũi thành 3 mức để nghiên cứu, kết quả thu được như sau:

-3 - 5 năm: 19/30 trường hợp (63,3%) -5 - 10 năm: 8/30 trường hợp (26,7%) -> 10 năm: 3/30 trường hợp (10%)

Tỷ lệ gặp cao nhất là 3-5 năm chiếm tỉ lệ 63,3% trong 19/30 trường hợp,bệnh nhân ít nhất là 3 năm và cao nhất là 18 năm.

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy DHVN+ QPCD bệnh thường kéo dài trong nhiều năm BN thường khó chịu và hầu hết đã được điều trị bằng nội khoa nhiều lần ở nhiều cơ sở y tế nhưng bệnh không khỏi.

4.1.2.4. Triệu chứng hắt hơi

Chúng tôi gặp 30 bệnh nhân tương đương với 100% có triệu chứng hắt hơi, hắt hơi từng tràng với những mức độ khác nhau. Triệu chứng này thường hay tái diễn Và thưòng xảy ra khi có khi có những đợt viêm hoặc có một kích thích nhẹ. Điều này chứng tỏ cuốn dưới có hệ thống thần kinh rất nhạy cảm để bảo vệ đường hô hấp. Chúng tôi thấy tỷ lệ này tương đương với tác giả nguyễn Thái Hùng [18] (100%) và cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Anh Hoà[5] (80%) trong QPCD đơn thuần. Như vậy hắt hơi là triệu chứng quan trọng gặp trong DHVN+ QPCD.

4.1.2.5. Triệu chứng chảy mũi

Chúng tôi gặp 30 bệnh nhân có triệu chứng chảy mũi chiếm 100% tương đương với hắt hơi và ngạt mũi, tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thái Hùng [19] là 100%; Trần Tiến Phong [19] là 78,3% trong viêm đa xoang mãn tính; Đỗ Anh Hoà [5] là 80% trong QPCD đơn thuần. Những đặc điểm chảy mũi của chúng tôi là thường xuất hiện từng lúc, hoặc từng đợt, tính chất dịch thường trong, hoặc nhầy loãng, thường chảy mũi trước.

4.1.2.6. Triệu chứng đau đầu

Đau đầu là một triệu chứng chủ quan gặp nhiều trong bệnh cảnh khác nhau, nhiều khi là vô căn. Trong nghiên cứu này chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu triệu chứng đau đầu nhằm tìm hiểu xem đau đầu trong DHVN + QPCD có đặc điểm gì khác hơn so với đau đầu trong bệnh viêm mũi xoang và các bệnh khác.

Chúng tôi gặp 21/30 trường hợp (70%) có đau đầu, đặc điểm là đau đầu vừa phải, có những lúc thoáng qua, thường liên quan đến ngạt mũi và thường rõ nhất ở BN có dị hình vách ngăn ở vùng 4,5 chèn ép vào khe giữa và ở phần cao của tầng mũi. Đau đầu thường không có vị trí rõ rệt, nhưng thường ở vùng mặt, cung lông mày, vùng trán. Đau đầu cùng với ngạt mũi làm cho BN không ngủ được, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả và làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo chúng tôi đau đầu là do dị hình gây bít tắc con đường vận chuyển trên vách mũi xoang và vách ngăn do đó dịch tiết bị ứ đọng kéo dài dẫn đến viêm mũi xoang mãn, những dị hình ở phần cao của hốc mũi gây đè ép kích thích thần kinh (gai kích thích) gây đau đầu.

So sánh với một số nghiên cứu như tác giả Nguyễn Thái Hùng [18] tỉ lệ là 69,1%; đau đầu trong viêm đa xoang mãn của Võ thanh Quang [12] tỷ lệ 52,3% biểu hiện đau nhức và có khu trú; Trần Tiến Phong [19] tỷ lệ 63,3% có nhiều tính chất nặng nhẹ khác nhau; Đỗ Anh Hoà [5] có tỷ lệ 66,7% với đau nhẹ thoảng qua.

Như vậy triệu chứng đau đầu trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn trong các bệnh mũi xoang mãn tính và có tính chất rõ ràng hơn.

4.1.2.7. Triệu chứng ù tai, nghe kém

Chúng tôi gặp 18/30 trường hợp ù tai (60%), ù thường cả hai bên tai, ù không liên tục, xuất hiện cùng với ngạt mũi. Ù tiếng trầm, chủ yếu là khó nghe, ít khi ù tai như ve kêu hoặc xay lúa. Tỷ lệ này của chúng tôi tương đương với tác giả của Nguyễn Thái Hùng [15] chiếm tỉ lệ 60,6% và thấp hơn so với Đỗ Anh Hoà [5] có lẽ là do khác nhau về mục tiêu do đó lựa chọn BN cũng khác nhau. Theo chúng tôi ù tai là do BN bị ngạt mũi làm giảm thông khí lên vòi nhĩ, quá trình viêm kéo dài làm tắc hoặc bán tắc vòi nhĩ.

4.1.2.8.Triệu chứng khứu giác

Tình trạng khứu giác là một triệu chứng rất khó đánh giá phụ thuộc nhiều vào cảm giác chủ quan của người bệnh. Câu hỏi của chúng tôi đưa ra cho người bệnh là: Ông (Bà) ngửi mùi có bình thường không? BN sẽ đưa ra câu trả lời với 3 mức độ khác nhau:

- Ngửi bình thường - Kém: giảm ngửi

- Không phân biệt được mùi: mất ngửi

Chúng tôi gặp 9/30 trường hợp (30%) giảm ngửi, không cóbệnh nhân nào mất ngửi hoàn toàn. Thường khứu giác giảm khi BN ngạt mũi. Tỷ lệ của chúng tôi thấp hơn với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Hùng [15] chiếm tỉ lệ 45,5%; Đỗ Anh Hoà [5] là 71,7% trong viêm mũi quá phát cuốn dưới đơn thuần và tương đương với nghiên cứu của Võ Thanh Quang [12] là 30.95% về bệnh lý viêm đa xoang mãn tính. Trong nghiên cứu của mình Võ Thanh Quang cho rằng triệu chứng khứu là không ổn định nên không sử dụng như tiêu chuẩn chẩn đoán trong nghiên cứu của mình.

Chúng tôi thấy rằng triệu chứng về khứu giác trong DHVN+ VMQPCD là triệu chứng cần được xem xét, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khứu giác.

4.1.2.9. Hình thái cuốn dưới trước phẫu thuật

Qua nội soi chúng tôi gặp 30 trường hợp (100%) là cuốn dưới phì đại làm hẹp lỗ mũi, khe giữa và khe dưới.Về hình thái niêm mạc cuốn dưới có 10/30 bệnh nhân là quá phát nhẵn (33,3%); 17/30 bệnh nhân (56,7%) có cuốn dưới sù xì tức là niêm mạc quá phát không đều làm cho bề mặt lồi lõm, có khi thành múi, luống và cũng chiếm tỷ lệ cao nhất; 3/30 bệnh nhân thoái hoá cuốn (10%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2.10.Dị hình vách ngăn theo 5 vùng của Cottle

DHVN ở vùng tiền đình tương ứng 1, 2, 3 theo Cottle gặp 5/30 bệnh nhân (chiếm 16%) gây nên triệu chứng ngạt mũi ở mức độ vừa phải do hiện tượng giảm thông khí, các triệu chứng khác không có gì đặc biệt. DHVN ở vùng 4,5 gặp 25/30 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 83,3%). Số liệu này cũng tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Hùng [18] là di hình vách ngăn ở vùng 1,2,3 là 12,1%; vùng 4,5 là 87,9%; Nguyễn thị Tuyết [17] là DHVN ở vùng 1, 2, 3 là 17%; vùng 4, 5 là 83%.

DHVN ở tầng thấp của hốc mũi (dị hình chèn vào cuốn thì gây ảnh hưởng đến thở và ngạt tắc mũi nhiều hơn, không hoặc gây đau đầu nhẹ, thường kèm theo chảy nước mũi trong và hắt hơi. DHVN ở tầng thấp dễ dàng phát hiện được qua thăm khám.

DHVN ở tầng cao (trần hốc mũi) thường gây nhức đầu âm ỉ sâu trong hố mắt. DHVN kèm theo quá phát cuốn làm cản trở việc đưa luồng thông khí có phân tử mùi lên tầng khứu giác, gây nên triệu chứng mất ngửi hoặc giảm ngửi. Nhờ có nội soi và CT- Scaner nên dễ dàng phát hiện được các dị hình ở cao và sâu.

Trong khảo sát 30 bệnh nhân chúng tôi thấy DHVN gặp chủ yếu ở hốc mũi trái: 21/30 trường hợp (chiếm tỷ lệ 70%), chúng tôi cũng chưa giải thích được điều này.

4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phẫu thuật cắt uốn dưới và chỉnh hình vách ngăn dưới niêm mạc - màng xương (Trang 67 - 72)