Chất khoáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất và hiệu quả sản phẩm giàu lyzin và vi chất dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật của trẻ em 6 12 tháng tuổi (Trang 26 - 28)

v Sắt

Các cuộc điều tra trong nước và ngoài nước đều cho thấy thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em trong những năm đầu đời chiếm tỷ lệ cao nhất ( 40-60%), cá biệt một số địa phương lên tới 90%. Kết quả điều tra toàn quốc năm 1995 tiến hành trên 7 vùng sinh thái chỉ ra rằng tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ không mang thai là 40,2%, phụ nữ mang thai là 52,7%, trẻ em dưới 5 tuổi 45,3%, dưới 2 tuổi 60%. Điều tra năm 2000 cho thấy tác động của can thiệp dinh dưỡng, y tế và những cải thiện về tình trạng kinh tế, xã hội trong những năm gần đây đã

góp phần giảm đáng kể tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, thiếu máu dinh dưỡng vẫn là một vấn đề dinh dưỡng quan trọng hàng đầu ở nước ta [25], [26],[29],[31],[32]. Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 cũng cho thấy thiếu máu ở phụ nữ, đặc biệt là bà mẹ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi còn là vấn đề rất quan tâm. Các khu vực Nam miền Trung, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ thiếu máu vẫn đang ở mức cao [8], [9], [15],[30], [31].

Một số nguyên nhân và yếu tố liên quan được các nghiên cứu đưa ra như sau: nhu cầu sắt của trẻ trong những năm đầu cao giúp cho trẻ phát triển và tăng trưởng cơ thể, trong khi khẩu phần ăn còn nghèo nàn ở các vùng nông thôn, nguồn sắt có giá trị sinh học cao từ thực phẩm nguồn động vật thường thấp, kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người chăm sóc trẻ chưa cao, do vậy khẩu phần ăn bổ sung hàng ngày của trẻ rất nghèo sắt, hậu quả tất yếu dẫn tới thiếu máu thiếu sắt.

Do vậy sản xuất những loại thực phẩm bổ sung, giàu vi chất, giàu sắt… cung cấp cho trẻ những năm đầu tiên, đặc biệt giai đoạn ăn bổ sung, giá rẻ, phù hợp với khả năng của các vùng nông thôn là rất cần thiết.

v Kẽm

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển, người ta nhận thấy hơn 300 enzym có kẽm tham gia vào cấu trúc hoặc đóng vai trò như một chất xúc tác và các hoạt động điều chỉnh, chính vì vậy kẽm liên quan tới rất nhiều chức năng sống của cơ thể như tăng trưởng, miễn dịch, phát triển của hệ thống thần kinh trung ương [29],[83],[84],[89].

Tương tự như sắt, nguồn kẽm trong thực phẩm nguồn gốc động vật có giá trị sinh học cao, từ thực phẩm nguồn thực vật có giá trị sinh học thấp. những vùng bị thiếu máu do thiếu sắt cũng thường bị thiếu kẽm. Một số cuộc điều tra gần đây ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em vào khảng 30- 50%, một số vùng khó khăn lên tới 80%, bởi vậy việc đưa kẽm vào thực

phẩm tăng cường cho trẻ nhỏ những năm đầu là cần thiết..[39],[65],[67],[76],[78], [109]-[111], [113], [114].

v Canxi

Vai trò của canxi:

Canxi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc và khoẻ. Canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của thế bào và quá trình đông máu.

Nhu cầu canxi

Nhu cầu canxi ở người trưởng thành là 500 mg/ngày. Nhu cầu này tăng cao hơn ở lứa tuổi trẻ vị thành niên, phụ nữ có thai và cho con bú [120],[139].

Biểu hiện của thiếu canxi là bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, bệnh loãng xương ở người trưởng thành và người già. Biểu hiện thiếu canxi cấp có thể gây cơn co giật tetani. Nếu sử dụng quá nhiều canxi có thể gây sỏi thận, làm giảm khả năng hấp thu sắt và kẽm của cơ thể.

Nguồn canxi trong thực phẩm:

Nguồn cung cấp canxi tốt nhất là từ sữa và chế phẩm do canxi từ nguồn này nhiều và khả năng hấp thu cao. Canxi có nhiều trong tôm, cua, .. Canxi cũng có trong một số rau, tuy nhiên khả năng hấp thu canxi từ những nguồn này không cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất và hiệu quả sản phẩm giàu lyzin và vi chất dinh dưỡng đến tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật của trẻ em 6 12 tháng tuổi (Trang 26 - 28)