Chiến lược chung:
- Tập trung sản xuất các mặt hàng bán chạy - Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới - Hiện đại hóa khâu sản xuất
- Tập trung chú ý mẫu mã hình thức sản phẩm
- Nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực để có thể tăng năng suất, chất lượng, đạt tới mức lợi nhuận như mong muốn
Chiến lược tạo động lực:
Năng suất làm việc = Năng lực + Động lực làm việc . Theo các chuyên gia và những người làm nghề nhân sự thì đối với nguồn nhân lực Việt Nam, tỷ lệ trong phép toàn này luôn là: động lực lớn hơn năng lực. Điều đó cũng có nghĩa là việc quản lý và đanh giá nhân viên phải dựa trên cơ sở chú trọng vào động lực- thỏa mãn yếu tố tinh thần của nhân viên bên cạnh thỏa mãn nhu cầu của công ty.
Để tạo động lực cho nhân viên, công ty cần phải thực hiện nghiên cứu ứng dụng để đưa ra hệ thống các biện pháp khuyến khích tạo động lực, phải có chương trình hanh động toàn diện nhằm khuyến khích tạo động lực cho nhân viên
Công ty cần cơ cấu lại tổ chức nói chung và xác định cơ cấu công việc trong công ty, từ đó có sự phân bổ lao động vào các vị trí cho hợp lý, phù hợp với khả năng, năng lực, trình độ của từng người, cụ thể hóa công việc của từng nhân viên để tăng tính chủ động, sang tạo và trách nhiệm cho nhân viên
Tiếp đó là thực hiện phân tích đánh giá xếp hạng công việc, phải xây dựng cơ cấu tiền lương trên cơ sở xếp hạng công việc đó
58
Phải đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên, thường xuyên xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng
Luôn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho nhân viên thực hiện công việc Thông tin về công việc thì luôn tăng cường giữa những nhân viên
Phải xây dựng và thực hiện hệ thống đanh giá công việc chính xác
Luôn khuyến khích động viên nhân viên sang tạo, tích cực đưa ra những cái mới, xây dựng các kế hoạch phải tháo gỡ các khó khăn của công ty
Tông trọng nhân viên và phải luôn làm cho nhân viên cảm thấy mình được quan tâm
Trong công ty, phải luôn tạo ra sự cạnh tranh nội bộ giữa những nhân viên Phải nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chương trình tạo động lực cho nhân viên một cách đồng bộ