- Nhu cầu của người lao động:
Trong một con người luôn tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau: nhu cầu ăn mặc, ở ngủ nghỉ…, tuy nhiên không phải nhu cầu nào cũng có thể thỏa mãn vì nhu cầu của con người là vô tận, rất đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi, khi thỏa mãn nhu cầu này sẽ nảy sinh nhu cầu khác cao hơn.
- Mục tiêu cá nhân:
Mỗi người lao động khi tham gia vào tổ chức sẽ đặt mục tiêu cá nhân của riêng mình. Họ tồn tại trong tổ chức là để thực hiện mục tiêu đó. Nếu mục tiêu mà họ đặt ra quá xa vời thì sẽ gây ra thất vọng về sau này, khi họ nhận thấy những kỳ vọng của mình vào tổ chức đã không được đáp ứng.
Ngược lại, sẽ có những người lại đặt ra mục tiêu quá thấp. Do đó, khi vào làm trong tổ chức, họ thấy việc đạt được mục tiêu mà mình đề ra không mấy khó khăn. Làm cho người lao động không phát huy hết khả năng của mình trong công việc.
- Năng lực thực tế của người lao động: Là tất cả những kiến thức, kinh nghiệm mà người lao động đã đúc kết được trong suốt quá trình học tập và lao động. Mỗi người lao động có những khả năng riêng biệt nên động lực khiến họ làm việc tích cực hoàn toàn khác nhau, khi họ có đầy đủ điều kiện để phát huy khả năng của mình thì động lực lao động sẽ tăng lên
- Tính cách cá nhân của mỗi người lao động: Đây là yếu tố cá nhân bên trong mỗi con người và được thể hiện qua quan điểm của họ trước một sự việc, sự kiện nào đó. Quan điểm của người lao động có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực do vậy động lực cho người lao động còn chịu một phần ảnh hưởng từ tính cách của họ