Địa hình

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu vai trò và hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất vải thiều tài Lục Ngạn Bắc Giang potx (Trang 29 - 30)

Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang nên địa hình huyện Lục Ngạn khá phức tạp. Đây là vùng có đồi núi trùng điệp kế tiếp vòng cung Bắc Sơn thoải dần về phía thung lũng sông Lục Nam, h−ớng núi thấp, dốc thoải với độ cao trên 400 m, thấp dần về phía sông Lục Nam còn hơn 100 m.

Nhìn chung vùng đất trồng vải có thể chia làm 3 dạng địa hình nh− sau: + Vùng núi cao: Bao gồm phần lớn diện tích của các xã Tân Lập, Tân Mộc và một phần của xã Nam D−ơng; vùng này nằm ở phía Nam của huyện, có các dãy núi cao chia cắt mạnh với độ cao trên 150 m.

+ Vùng đồi núi: Gồm các xã Kiên Thành, Tân Hoa, Giáp Sơn, Kiên Lao, Mỹ An, Thanh Hải, Phì điền, Biển Động, Biên Sơn, Đồng Cốc, Tân Sơn và một phần của xã Nam D−ơng; khu vực này có các quả đồi thoải, núi thấp xen lẫn ruộng. Độ cao nằm trong khoảng 50 - 150 m.

+ Vùng thấp: Chạy dọc theo quốc lộ 31 bao gồm các xã Ph−ợng sơn, Trù Hựu, Quý Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, thị trấn Chũ. Độ cao của vùng này nằm từ 10 - 50 m.

Nh− vậy, đặc thù của địa hình tự nhiên của vùng trồng vải thể hiện khá rõ nét khi so sánh với địa hình của các vùng khác. Các đặc điểm về địa hình trên rất phù hợp cho sự sinh tr−ởng và phát triển của cây vải thiềụ Hơn nữa, đặc thù của địa hình lòng máng trũng đã tạo ra tiểu vùng khí hậu đặc tr−ng, là yếu tố quan trọng đem lại cho vải thiều Lục Ngạn chất l−ợng và mẫu mã v−ợt trội so với các vùng khác trong và ngoài tỉnh (Viện Thổ nh−ỡng, 2007) [22].

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu vai trò và hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất vải thiều tài Lục Ngạn Bắc Giang potx (Trang 29 - 30)