Ảnh h−ởng gián tiếp đến sự phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu vai trò và hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất vải thiều tài Lục Ngạn Bắc Giang potx (Trang 55 - 58)

Đối với cả 2 xã Quý Sơn và Biên Sơn yếu tố quan trọng giúp các hộ gia đình tăng thu nhập từ cây vải là năng suất cây trồng tăng lên do áp dụng KHKT mới vào sản xuất từ việc đ−ợc tham gia vào các lớp tập huấn, học hỏi một số mô hình đã có kết quả tốt. Bên cạnh đó cũng là việc mở rộng thêm diện tích và trồng thêm một số giống vải mớị Và không có hộ ga đình nào nói tới việc tăng thu nhập từ vải là do giá tăng lên.

Bảng 4.15. Những yếu tố quan trọng giúp hộ gia đình nâng cao thu nhập từ sản xuất vải thiều

ĐVT: %

Yếu tố Quý sơn Biên Sơn

Tăng diện tích 40,00 56,00

Trồng giống mới 14,00 12,00

Năng suất tăng 90,00 84,00

Giá tăng 0,00 0,00

áp dụng kỹ thuật mới 86,00 78,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2008.

Để đánh giá công tác khuyến nông đã ảnh đến các hộ dân trồng vải nh− thế nào, họ đ−ợc lợi gì từ việc tham gia vào các hoạt động của công tác khuyến nông thúc đẩy phát triển vải thiềụ Tôi đã tiến hành điều tra 100 hộ dân ở 2 xã Quý Sơn và Biên Sơn. kết quả điều tra nh− sau:

Bảng 4.16. Đánh giá của nông dân về mức sống của hộ gia đình so với thời kỳ tr−ớc 2003 Quý Sơn (n= 50) Biên Sơn (n = 50) Tổng Mức so sánh SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) Khá hơn tr−ớc 42 84,00 33 66,00 75 75,00 Giống nhau 8 16,00 17 34,00 25 25,00 Kém hơn 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra, 2008

Qua số liệu điều tra có thể thấy phần lớn các hộ gia đình đ−ợc phỏng vấn (75%) tự đánh giá mức sống của gia đình mình trong thời gian gần đây,

tính đến năm 2007, khá hơn so với thời kỳ tr−ớc năm 2003, thời kỳ ch−a thành lập Trạm khuyến nông lục Ngạn. Khi hỏi các hộ này về yếu tố giúp kinh tế gia đình tốt hơn thì 100% hộ đều cho biết là nhờ làm kinh tế v−ờn đồi, phát triển cây vảị 25% số hộ điều tra đánh giá mức sống của gia đình mình vẫn nh− tr−ớc nh−ng không đ−a ra đ−ợc lý do thích hợp.

Trong những năm qua Trạm khuyến nông Lục Ngạn không chỉ làm nhiệm vụ chuyển giao KHKT mới tới ng−ời dân theo một kênh chính là khuyến nông nhà n−ớc mà Trạm còn giúp đỡ các thôn, xã thành lập nhiều CLB khuyến nông, nhóm sở thích nh−: CLB Nông dân Thanh Hùng (Trù Hựu), CLB Nông dân xã Quý Sơn, HTX Hồng Xuân (Hồng Giang)... Thông qua các CLB, nhóm hội này khuyến nông đến đ−ợc với rộng rãi ng−ời nông dân hơn vì họ tham gia tự nguyện và những khó khăn và nhu cầu của họ cũng dễ dàng đến với CBKN hơn thông qua các nhóm tr−ởng. Các nhóm này sinh hoạt theo định kỳ 3 tuần một lần đã giúp ng−ời dân trồng vải có thêm đ−ợc nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc vải khi mà khuyến nông nhà n−ớc không thể đáp ứng đ−ợc hết nhu cầụ

Qua đây lần nữa ta thấy đ−ợc vai trò của công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất vải thiều Lục Ngạn. Trạm khuyến nông Lục Ngạn cần có những định h−ớng, giải pháp cụ thể để khẳng định đúng vai trò của mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Nghiên cứu vai trò và hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất vải thiều tài Lục Ngạn Bắc Giang potx (Trang 55 - 58)