Thách thức

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế khó khăn và tăng cường năng lực trong việc xuất khẩu mặt hàng da giày tại công ty cổ phần da giày Việt Nam (Trang 69 - 71)

2. Nguyên nhân khách quan

3.1.2.Thách thức

Ngành da giày Việt Nam tuy có tốc độ phát triển cao trong thời gian qua nhưng vẫn còn phải đối mặt với những thách thức, bất lợi lớn ảnh hưởng tới ảnh hưởng tới tính bền vững, đặc biệt là những thách thức đang gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường EU, do bị ảnh hưởng của việc áp thuế chống bán phá giá của EU đối với mặt hàng giày mũ da. Dưới tác động của vụ kiến bán phá giá , thị phần xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU đã bị giảm mạnh, từ đầu năm 2006, các doanh nghiệp da giày thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng.

Tuy đứng thứ 3 về xuất khẩu nhưng phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, có đến trên 70% doanh thu các năm là gia công, xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Vì chủ yếu làm gia công cho đối tác nước ngoài nên từ mẫu mã đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ phí gia công sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng quyết định giá bán trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định được đầu vào đầu ra cho sản phẩm.

Một khó khăn nữa đó là giày dép Việt Nam mẫu mã còn khá nghèo nàn, nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản chủ yếu để sản xuất da giày là chất liệu da và giả da, đế và các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, nhãn hiệu, gót… thì đến 70 – 80% là nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Riêng đế giày, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung. Chất liệu giả da, đặc biệt được sử dụng nhiều cho giày thể thao, mặc dù chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần bằng 50% giá trị giày xuất khẩu nói chung, cũng sử dụng đến 80% nguyên liệu nhập ngoại. Thêm vào đó, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá chưa đạt yêu cầu. Thời

gian qua, ngành da giày đã có những nỗ lực trong việc tăng cường giải quyết những vấn đề trên, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa đạt được như ý muốn, đặc biệt là việc xúc tiến, xây dựng thương hiệu vẫn chưa thành công.

Một nguyên nhân cơ bản khác dẫn tới sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU trong thời gian qua là do sự cạnh tranh gay gắt của giày dép Trung Quốc. Bất chấp việc bị áp thuế chống bán phá giá cho sản phẩm giày mũ da cao hơn Việt Nam 6,5%, Trung Quốc vẫn có những biện pháp nhằm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có sự cải tiến mẫu mã, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm. Hơn hết, khâu xúc tiến thương mại của nước này đã thực hiện rất tốt. Bên cạnh Trung Quốc, xuất khẩu giày dép của Tây Ban Nha đang có xu hướng tăng khá. Hiện nay, chính phủ Tây Ban Nha đang kết hợp với ngành giày, dép nhằm thúc đẩy xuất khẩu và khuyến khích tiêu dùng nội địa. Ngoài ra, một số đối thủ cạnh tranh của nước ta như Thái Lan và Indonexia cũng đang có những nỗ lực nhằm phát triển ngành giày, dép của mình.

Một thách thức khác đó là, thực trạng nguồn nguyên liệu và hệ thống cung ứng của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế và bức xúc. Hiện tại, phần lớn các loại đế giày, vải các loại ( cho giày vải ), một số nguyên liệu như tấm đế 1, keo dán phụ liệu khác… được đầu tư trong nước. Riêng các loại nguyên liệu mũ giày (ga, giả da, da nhân tạo, váng tráng PU…) mới sản xuất trong nước với sản lượng rất thấp, phần lớn còn lại phải nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, khâu chau chuốt, hoàn thiện vẫn còn nhiều hạn chế. Đồng thời với sự gia tăng của xuất khẩu giày dép hàng năm , số lượng da thuộc phải nhập khẩu vẫn rất lớn, trên 200 triệu Sqft/năm. Nhiều nguyên liệu nhập khẩu được sản xuất từ Trung Quốc, song giá cả nhập khẩu chính ngạch vẫn rất cao, do đó, các doanh nghiệp phải nhập qua nước thứ 3 (Đài Loan, Hàn Quốc). Hệ thống cung ứng trong nước hiện còn đang rất yếu, hầu hết nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc

đều qua con đường tiểu ngạch, giá nguyên liệu trong nước còn rất cao.

Trước những thách thức và khó khăn như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp da giày Việt Nam phải có những giải pháp phù hợp để duy trì và nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế khó khăn và tăng cường năng lực trong việc xuất khẩu mặt hàng da giày tại công ty cổ phần da giày Việt Nam (Trang 69 - 71)