Chính sách đào tạo, lương, thưởng, trợ cấp

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế khó khăn và tăng cường năng lực trong việc xuất khẩu mặt hàng da giày tại công ty cổ phần da giày Việt Nam (Trang 48 - 90)

Chính sách đào tạo: Công ty chú trọng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo , bồi

dưỡng, đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị. Việc đào tạo tại Công ty được thực hiện theo hướng sau:

•Đào tạo nhân viên mới: sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được Công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm quyền hạn được giao

•Đào tạo hàng năm: Căn cứ vào nhu cầu phát triển của Công ty, năng lực, trình độ cán bộ, mức độ gắn bó với Công ty, hàng năm Công ty định ra kế hoạch đào tạo dưới nhiều hình thức: cử đi đào tạo, đào tạo tại chỗ bằng các khoá huấn luyện... Kết quả sau mỗi khoá học được báo cáo đầy đủ ngay để Công ty đánh giá hiệu quả của các phương pháp và hình thức đào tạo, những cán bộ công nhân viên được cử đi học được Công ty thanh toán chi phí học tập và được hưởng lương.

Chính sách lương, thưởng

NGHIỆP

với đặc trưng ngành nghề hoạt động và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của nhà nước. Kết quả chothấy chính sách lương mới phù hợp với trình độ, năng lực và công việc của từng người tạo được sự khuyến khích cán bộ công nhân viên của Công ty làm việc hăng say, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

•Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc, Công ty đưa ra chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến mới về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí.

•Công ty thực hiện các chế độ bảo đảm xã hội cho người lao động theo Luật lao động, Nội quy lao động và Thoả ước lao động tập thể. Hàng năm Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức đi nghỉ mát.

•Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong năm Công ty đặc biệt quan tâm chất lượng sản phẩm nên chất lượng sản phẩm ổn định và nâng cao rõ rệt.

•Nâng cao năng lực quản lý sản xuất, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo mức cổ tức phân phối cho cổ đông, nộp ngân sách nhà nước đúng chế độ.

NGHIỆP

bộ máy quản lý có hiệu quả hơn đồng.

•Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc đã chỉ đạo điều hành tích cực sát với thực tế Công ty về chiến lược kinh doanh nên đã tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mặc dù vật tư, nguyên liệu tăng cao gây nhiều bất lợi.

•Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển Công ty.

2.1.4.3. Đặc điểm cơ sở vật chất – kỹ thuật

Tài sản cố định của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2007 theo sổ sách kế toán:

• Nhà cửa, vật kiến trúc :  Nguyên giá : 18.927.469.445 đồng  Giá trị còn lại : 14.600.570.874 đồng • Máy móc thiết bị : Nguyên giá : 1.340.926.379 đồng Giá trị còn lại : 140.516.515 đồng

• Phương tiện vận tải :

Nguyên giá : 1.863.599.391 đồng Giá trị còn lại : 595.893.288 đồng • Thiết bị, dụng cụ quản lý : Nguyên giá : 420.362.765 đồng Giá trị còn lại : 74.490.119 đồng • Tài sản cố định vô hình : Nguyên giá : 156.525.676 đồng Giá trị còn lại : 18.810.000 đồng

NGHIỆP

• Đất đai, nhà xưởng :

Đất làm văn phòng : 305 m2 Đất làm nhà xưởng sản xuất : 9689 m2 Tài sản cố định của Công ty đã được khấu hao gần hết, giá trị còn lại chủ yếu thuộc về giá trị đất đai và các vật kiến trúc. Qua đó cho thấy, hệ thống máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của công ty đã khá lạc hậu, điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty.

2.2. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của Công ty cổ phần da giày Việt Nam sang thị trường EU Việt Nam sang thị trường EU

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Trong thời gian gần đây, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Công ty cổ phần da giày Việt Nam sang thị trường EU không ổn định và có dấu hiệu giảm sút.

Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày của Công ty cổ phần da giày Việt Nam sang thị trường EU

Năm Chỉ tiêu

2004 2005 2006 2007

Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD)

8,685,917 9,873,241 7,996,080 7,084,251 Kim ngạch xuất khẩu da giày

sang thị trường EU (USD)

5,239,162 6,120,075 4265,010 3,794,850 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu

sang thị trường EU trong tổng

kim ngạch xuất khẩu (%) 60.5 62 53.3 53.5

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU (%)

- 16.81 -18.59 - 27.57

NGHIỆP

Việt Nam từ năm 2004 – 2007.

Số liệu Bảng 2.4 cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam nói chung và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU của Công ty nói riêng không ổn định trong thời gian qua. Giai đoạn 2004 –2005 hoạt động xuất khẩu của Công ty có dấu hiệu tăng trưởng tốt, khi kim ngạchxuất khẩu của Công ty sang thị trường EU đã tăng 16.81 %. Tuy nhiên, từ năm 2006 – 2007, kim ngạch xuất khẩu của Công ty lại đột ngột giảm mạnh, năm 2006 kim ngạch giảm 18.59%, năm 2007 giảm tới 27.57%. Điều này cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu trong thời gian gần đây.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Năm 2004 – 2005, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU đều ở mức trên 60% ( 2004 là 60.5% và 2005 là 62%). Bước sang giai đoạn 2006 – 2007, kim ngạch xuất khẩu tuy đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên 50 % ( 2006 là 53.3% và 2007 là 53.5%).

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tuy có biến động giữa các giai đoạn nhưng lại không có sự thay đổi nhiều trong từng giai đoạn nhất định. Điều này cho thấy, thị trường EU chiếm có vị trí rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam. Công ty cần có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải nhằm khôi phục và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Các sản phẩm da giày xuất khẩu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam vẫn chủ yếu là các sản phẩm có sức tiêu thụ lớn tại thị trường EU và vẫn được coi là thế mạnh của công ty tử trước đến nay. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng số liệu 2.5.

Bảng 2.5 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần Da Giày Việt Nam Sang thị trường EU

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Da Giày Việt Nam 2004 – 2007

Mặt hàng Giày da Giày thể thao Giày nữ Giày vải Dép các loại Tổng 2004 Trị giá (USD) 2,672,155 851,076 795,114 551,230 369,587 5,239,162 Tỷ trọng trong tổng trị giá (%) 51 16.24 15.18 10.52 7.06 100 Tốc độ tăng(%) - - - - 2005 Trị giá (USD) 3,262,175 1,051,464 804,016 686,088 316,332 6,120,075 Tỷ trọng trong tổng trị giá (%) 53.3 17.18 13.14 11.21 5.17 100 Tốc độ tăng(%) 22.08 23.54 1.12 24.45 14.41 16.81 2006 Trị giá (USD) 1,982,651 795,542 712,010 480,154 294,653 4,265,010 Tỷ trọng trong tổng trị giá (%) 46.5 18.65 16.69 11.26 6.9 100 Tốc độ tăng(%) -25.8 -6.5 -10.45 -12.89 -20.28 -18.59 2007 Trị giá (USD) 1,776,094 681,232 650,121 443,874 243,529 3,794,850 Tỷ trọng trong tổng trị giá (%) 46.8 17.95 17.13 11.67 6.45 100 Tốc độ tăng(%) -33.53 -19.96 -18.25 -19.48 -34.1 -27.57

NGHIỆP

Số liệu Bảng 2.5 cho thấy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty cổ phần

da giày Việt Nam gồm 5 nhóm mặt hàng chính : giày da, giày thể thao, giày nữ, giày vải, dép các loại ( dép tomax, dép kappa, dép cổ lông, dép nam nữ…) Trong đó, trong cả giai đoạn từ 2004 – 2007, mặt hàng giày da luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày của Công ty cổ phần da giày Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Đối với các sản phẩm còn lại, kim ngạch xuất khẩu của mỗi loại tương đối đồng đều, trong đó, giày thể thao và giày nữ có tỷ trọng cao hơn nhỉnh hơn một chút so với 2 mặt hàng còn lại. Dép là mặt hàng có tỷ trọng nhỏ nhất, do đây chủ yếu là các sản phẩm sử dụng trong nhà, nhu cầu tiêu dùng không cao. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm sản phẩm tương đối ổn định qua cácnăm, điều đó cho thấy không có những sự biến động lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty cổ phần da giày Việt Nam.

Xét về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm mặt hàng của Công ty sang thị trường EU trong thời gian qua , kim ngạch ngạch xuất khẩu từng nhóm mặt hàng có sự thay đổi tương đối mạnh. Năm 2005 là một năm khá thành công của Công ty cổ phần da giày Việt Nam, hầu như kim ngạch xuất khẩu của các nhóm mặt hàng đều tăng lên, trong đó, 2 nhóm mặt hàng giày thể thao và giày vải có tốc độ tăng trưởng cao nhất, do đây là những mặt hàng ngày càng được người dân châu Âu ưu chuông, đặc biệt là giới trẻ, do họ ngày càng thích sự tiện lợi của các sản phẩm này. Giày nữ là sản phẩm tăng trưởng thấp nhất, chỉ 1.12% so với tốc độ tăng trưởng từ trên 10% tới trên 20% của các sản phẩm khác, có thể do sản phẩm này yêu cầu tính thời trang cao. Ngược lại với năm 2005, năm 2006 – 2007, kim ngạch xuất khẩu các nhóm mặt hàng của Công ty đã giảm mạnh, trong đó, giày da và dép các loại là 2 nhóm mặt hàng có sự biến động cao hơn so tổng kim ngạch xuất khẩu, các nhóm mặt hàng còn lại đều giảm ít hơn

NGHIỆP

mức trung bình, và tương đối giống nhau. Giày thể thao là nhóm sản phẩm biến động ít nhất. Do vậy, Công ty cần có hành động nhanh chóng để khắc phục tình trang giảm sút trầm trọng này.

2.2..3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Mặt hàng da giày của Công ty cổ phần da giày Việt Nam xuất khẩu sang nhiều quốc gia thuộc liên minh EU, nhưng trong đó chủ yếu tập trung vào các thị trường chính có sức tiêu thụ lớn.

Bảng số liệu 2.7 cho thấy hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam sang thị trường EU tập trung vào 5 thị trường chủ yếu là Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan. Trong đó, Italia là thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất đối với các sản phẩm của Công ty. Kế tiếp là các thị trường Đức, Anh và Pháp. Hà Lan là thị trường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang khu vực này. Các quốc gia khác cũng chiếm một phần không nhỏ trong tỷ trọng xuất khẩu của Công ty, khoảng 1/5 trên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Cũng giống như cơ cấu sản phẩm của Công ty cổ phần da giày Việt Nam, tỷ trọng các thị trường trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty tương đối ổn định trong thời gian qua, không có sự tăng giảm đột biến là trong cơ cấu thị trường của Công ty.

Trái ngược với tỷ trọng các thị trường trong kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng trên các thị trường lại có sự dao động rất lớn giữa các năm và giữa các thị trường với nhau. Năm 2005 là năm mà các thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, thị trường Hà Lan và nhóm thị trường của các quốc gia khác có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bởi đây là các thị trường mới hồi phục nên sức tiêu thụ vẫn còn lớn. Các thị Anh, Đức, Italia và Pháp biến động tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch nào lớn giữa bốn thị trường trên.

Bảng 2.6 : Cơ cấu thị trường xuất khẩu ( thị trường EU ) của Công ty cổ phần da giày Việt Nam

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Da Giày Việt Nam 2004 - 2007

Thị trường Anh Đức Italia Hà Lan Pháp Các quốc

gia khác 2004 Trị giá (USD) 850,254 790,721 976,050 610,214 953,296 1,058,627 Tỷ trọng trong tổng trị giá xuất khẩu (%) 16.23 15.09 18.63 11.65 18.2 20.2 Tốc độ tăng (%) - - - - - - 2005 Trị giá (USD) 965,752 891,016 1,112,458 746,539 1,081,367 1,322,943 Tỷ trọng trong tổng trị giá xuất khẩu (%) 15.78 14.6 18.17 12.2 17.67 21.58 Tốc độ tăng (%) 13.94 12.7 13.4 22.34 13.43 24.5 2006 Trị giá (USD) 719,034 660,856 791,122 550,134 740,988 802,876 Tỷ trọng trong tổng trị giá xuất khẩu (%) 16.86 15.5 18.55 12.9 17.37 18.82 Tốc độ tăng (%) -15.43 -16.4 -18.5 -9.85 -22.27 -24.16 200 7 Trị giá (USD) 613,852 577,639 661,734 486,159 685,510 769.956 Tỷ trọng trong tổng trị giá xuất khẩu (%) 16.18 15.22 17.44 12.81 18.1 20.25 Tốc độ tăng (%) -27.8 -26.9 -32.2 -20.3 -28.1 -27.3

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường trên trong các năm 2006 – 2007 đã không được như mong đợi, tuy mức độ dao động khác nhau nhưng đều giảm xuống rõ rệt. Đây chính là giai đoạn khó khăn đối với Công ty cổ phần da giày Việt Nam.

2.2..4. Hình thức xuất khẩu

Hiện nay, gia công xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc vẫn là hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam, Gia công xuất khẩu hiện nay chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu của Công ty, hình thức xuất khẩu trực tiếp ( bán FOB ) chỉ chiếm 20 %. Bảng số liệu 2.8 sẽ cho thấy điều đó.

Bảng 2.7: Các hình thức xuất khẩu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam Đơn vị tính : USD

Hình thức Năm

Gia công xuất khẩu Xuất khẩu trực tiếp

2004 6,890,741 1,795,176

2005 7,811,492 2,061,749

2006 6,296,843 1,699,237

2007 5,576,040 1,508,211

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần da giày Việt Nam từ năm 2004 – 2007.

2.2.5. Các biện pháp Công ty cổ phần da giày Việt Nam đã thực hiện để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đẩy hoạt động xuất khẩu

2.2.5.1. Nhóm biện pháp nhằm tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Nâng cao sức canh tranh của hàng xuất khẩu

Từ những năm đầu của thập kỷ 90, Công ty cổ phần da giày Việt Nam đã chú trọng vào công tác đầu tư, đổi mới công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất

nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng da giày xuất khẩu sang thị trường EU. Cụ thể :

• Thuộc da : một số máy móc tương đối tiên tiến thời bấy giờ được Công ty nhập về từ Đài Loan để phục vụ cho hoạt động thuộc da của Công ty. Vốn đầu tư vào khoảng 4 tỷ đồng.

• Sản xuất sản phẩm : Công ty đã nhập về 6 dây chuyền sản xuất da giày từ Đài Loan và Hàn Quốc. Vốn đầu tư được trả chậm và trừ vào chi phí gia công.

• Sản xuất nguyên phụ liệu : Để đáp ứng một phần nhu cầu của sản xuất và yêu cầu vê xuất xứ cũng như các ưu đãi thuế quan đối với mặt hàng da giày xuất khẩu sang thị trường EU, Công ty đã chủ động đầu tư một số loại

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế khó khăn và tăng cường năng lực trong việc xuất khẩu mặt hàng da giày tại công ty cổ phần da giày Việt Nam (Trang 48 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w