Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế khó khăn và tăng cường năng lực trong việc xuất khẩu mặt hàng da giày tại công ty cổ phần da giày Việt Nam (Trang 29 - 90)

5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

1.3.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Là một trong những thị trường có sức tiêu thụ khổng lồ về các mặt hàng đồ da và giày dép, EU cũng đồng thời là một trong những khu vực sản xuât sản xuất và cung ứng các mặt hàng này lớn nhất trên thế giới. Hàng năm, các nước EU cung ứng cho thị trường nội đia và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài khoảng 1.5 tỉ đôi giày dép các loại. Sản lượng giày dép chủ yếu tập trung vào các quốc gia có sức tiêu thụ lớn (Bảng 1.1).

Người tiêu dùng EU tiêu thụ khoảng 2 tỉ đôi giày/năm, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu, trong đó thị trường nội địa cung ứng khoảng 45 - 50%, phần còn lại là nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu có giá thấp, chất lượng từ thấp tới trung bình.

NGHIỆP

Quốc gia Sản lượng giày dép hàng năm

Anh 220 triệu đôi

Đức 250 triệu đôi

Italia 300 triệu đôi

Hà Lan 110 triệu đôi

Pháp 235 triệu đôi

Các quốc gia khác 350 triệu đôi

Nguồn : http://ec.europa.eu/enterprise/footwear/index_en.htm

Những năm gần đây, thị trường da giày EU đã có sự đổi hướng từ sử dụng hàng rẻ tiền, sản xuất đại trà sang những chủng loại có tiêu chuẩn cao hơn, phù hợp với từng cá nhân. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hoá, truyền thống và thị hiếu giữa các nước trong khối EU đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong sở thích tiêu dùng của thị trường này. Các thị trường chủ yếu và quan trọng của EU là Đức, Italia, Pháp, Anh và Hà Lan. Các nước này chiếm tới 81% tổng số giày dép tiêu thụ của EU.

Thị trường Đức : đây là thị trường quan trọng nhất, chiếm 25% sản lượng

tiêu thụ toàn khối. Về mặt định lượng, giày dép cho phụ nữ chiếm 54%, cho nam giới chiếm 32% thị phần tiêu thụ da giày ở Đức. Một điểm đáng chú ý là thị trường này đang phân cực. Giày dép giá cao, thời trang và có nhãn mác nổi tiếng được phụ nữ Đức rất ưa chuộng. Giày dép phù hợp với sức khoẻ, mang lại cảm giác thoải mái chủ yếu dành cho trẻ em và người cao tuổi. Trong khi đó, giày thể thao lại rất được thanh niên yêu thích. Hiện nay, 14 nhãn mác được ưa chuộng nhất vẫn thuộc về hai tập đoàn bán lẻ lớn nhất là Deichmann và Salamander. Các nhãn mác được ưa chuộng với chủng loại giày tiện dụng là Ara, Jenny, Gabor, Rieker, Domdorf, Ganter, Salamander; giày thể thao là Adidas và Nike ( chiếm khoảng 50% ). Puma và Reebook ( chiếm khoảng 25% ) ; cuối cùng Birkenstock

NGHIỆP

là hang sandal thông dụng nhất. Ngoài ra, các sản phẩm với giá thấp hơn, bao gồm hàng nhập khẩu từ các nhãn mác chưa có danh tiếng, chủ yếu là giày vải của Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ( trong đó có Việt Nam ) cũng tìm được chỗ đững nhất định tại thị trường này.

Thị trường Italia : Cho tới năm 2001, xu hướng tiêu dùng giày dép đắt tiền

của người Italia đã tăng lên. Khi phân đoạn thị trường giày dép Italia cho thấy, giày da chiếm khoảng 72%, tiếp đó là giày làm từ sợi tổng hợp (12%) và giày vải chất lượng cao (9%). Với người dân Italia, giờ đây việc đi giày thể thao không chỉ dể chơi thể thao mà còn được sử dụng đê thay giày da trong các công việc hằng ngày. Vì thế, nhu cầu của thị trường Italia với chủng loại này đang có xu hướng tăng nhanh. Tuy vậy, giày nữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 52%), chủ yếu tập trung vào một số chủng loại sản phẩm đắt tiền như giày cao cổ, ủng. Thị phần da giày dành cho nam giới và trẻ em lần lượt chiếm 26% và 22%. Có thể nói, so với các ngành khác, mức tiêu dùng các sản phẩm da giày của Italia khá ổn định trong vòng 5 năm qua, tuy nhiên đang bị ảnh hưởng do việc giảm chi tiêu của người dân Italia.

Thị trường Pháp : phụ nữ mua nhiều giày hơn nam giới, trong khi ở độ

tuổi vị thành niên ( cả nam và nữ ) cũng là những khách hàng thường xuyên. Thị phần giày dành cho phụ nữ chiếm khoảng 47%, cho nam giới chiếm khoảng 36% va trẻ em là 17%. Giày dùng đi chơi ( bao gồm cả giày da và vải cao cấp ) và giày thể thao là những chủng loại phát triển nhanh nhất trong vòng một thập kỷ qua, đặc biệt là phục vụ các đối tượng thanh niên và trẻ em. Các loại giày này được sử dụng hằng ngày và không nhất thiết chỉ để chơi thể thao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xu hướng tiêu thụ giày thể thao có những xu hướng giảm xuống, nhưng vẫn giữ vị trí quan trọng.

NGHIỆP

trung bình khoảng 14,4% năm. Tính bình quân, chi phí bình quân cho đầu người là 184$/năm, cao hơn ngưỡng bình quân của EU là 178$/năm. Trong đó, giày cho phụ nữ chiếm khoảng 50%, giày cho nam giới 34% và trẻ em chiếm 16% còn lại. Một đặc điểm khá thú vị là hàng năm nam giới tuy mua ít giày hơn, nhưng thường chi nhiều hơn cho mỗi lần mua mới.

Thị trường Hà Lan : theo nghiên cứu của Shoemonitor, tỷ lệ người Hà Lan

“chung thuỷ” với một hãng cố định nào đó là khá thấp. 75% người tiêu dùng Hà Lan không có khái niệm sử dụng sản phẩm của một hãng duy nhất. Một sô nhãn mác nổi tiếng đối với giày cho phụ nữ là Ecco, Gabor, Clarks; với đàn ông là Bommel, Ecco, Van Lier; với trẻ em là Piedro, Elefanten và Retana; với giày thể thao là Nike, Adidas, Puma và Reebook; với giày dép di trong nhà là Rohde và Romika.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế khó khăn và tăng cường năng lực trong việc xuất khẩu mặt hàng da giày tại công ty cổ phần da giày Việt Nam (Trang 29 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w