5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
1.3.1.2. Chính sách thương mại của EU đối với sản phẩm da giày
Chính sách ngoại thương và thuế quan
Chính sách ngoại thương của EU, gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại trên cơ sở hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau : không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại nói chung, cũng như nhập khẩu các sản phẩm da giày nói riêng, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá , chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. Ngoài ra, EU ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “ chống xuất khẩu phá giá” đối với các sản phẩm da giày, cũng như hàng hoá nhập khẩu nói chung. Các sản phẩm giày mũ da xuất xứ Việt Nam hiện nay cũng đang bị EU áp thuế chống bán phá giá với thuế suất 10%.
NGHIỆP
Tuy nhiên, hiện nay, các mặt hàng da giày của Việt Nam vẫn được hưởng những ưu đãi trong hệ thống Thuế quan phổ cập (GSP), đây là một công cụ để EU hỗ trợ nhóm các nước đang phát triển và chậm phát triển dễ dàng thâm nhập thị trường của mình. Hiện nay, các sản phẩm giày dép được xếp vào nhóm các sản phẩm nhạy cảm (đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu) được hưởng mức thuế suất bằng 70% thuế suất MFN.
Các qui định pháp lý về sản phẩm da giày nhập khẩu
• Tiêu chuẩn về chất lượng :các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU
phải đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000. Đây là hệ thống quản lý chất lượng của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO).
• Tiêu chuẩn về môi trường : sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU phải
đáp ứng các qui định về môi trường như vấn đề hàm lượng chất phụ gia, bao bì sản phẩm, hoá chất, ô nhiễm môi trường và không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh… Những vấn đề này phải đáp ứng được các qui định trong hệ thống “ Luật sản phẩm môi trường của liên minh châu Âu”. EU ban hành hệ thống này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
• Quy định về nhãn hiệu hàng hoá : theo qui định này thì các sản phẩm
da giày nhập khẩu vào EU phải tuân theo những qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá theo như những qui định của Công ước Paris.
• Các qui định về xuất xứ hàng hoá : để được hưởng ưu đãi GSP, các
doanh nghiệp xuất khẩu da giày của các nước đang phát triển và chậm phát triển phải tuân thủ các qui định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A ( C/O form A ) do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.
NGHIỆP
• Các qui định về bao bì và phế thải bao bì sản phẩm : đối với mặt hàng
da giày, bao bì đóng gói sản phẩm phải tuân thủ các qui định về quả lý bao bì và phế thải bao bì do EU ban hành. Qui định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối thiểu lượng phế thải bao bì từ nguồn nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường.
Ngoải ra thì các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm an toàn và các biệu pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khác.
1.3.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU
Da giày là ngành công nghiệp thế mạnh của Việt Nam
Sau 18 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành đã trở thành đối tác quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều mặt
hàng Việt Nam, trong đó có da giày.
Với trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, da giày Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Mặc dù bị áp thuế chống bán phá giá nhưng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua, đạt 2,1 tỷ USD trong năm 2007, tăng 8% so với năm 2006.
Việt Nam luôn là một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu da giày lớn nhất trên thế giới. Từ năm 2004, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu giày dép , sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italia. Riêng với thị trường EU, từ năm 1996, Việt Nam đã đạt vị trí thứ 3, sau Trung Quốc và Indonexia, trong những nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào thị trường này. Trong thời gian tới, mặt hàng da giày vẫn tiếp tục khẳng định vị trí trụ cột của mình trong sô các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU. Điều này không phải không có cơ sở. Trước hết là vì sau một thời gian dài thâm nhập và tìm hiểu thị trường,
NGHIỆP
da giày Việt Nam đã bắt đầu thể hiện tên tuổi, uy tín của mình và vượt lên trên cả sự canh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại từ Thái Lan. Indonexia...và thậm chí cả một số chủng loại của Trung Quốc trên thị trường EU.
Lợi thế lớn nhất của Việt Nam lĩnh vựa da giày đó là chi phí nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm tốt và sự khéo léo của lực lượng lao động. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi các doanh nghiệp da giày Việt Nam hiện nay chủ yếu là làm gia công cho các đối tác nước ngoài.
Bảng 1.2 : Lợi thế so sánh về lao động và chất lượng sản phẩm của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp*
Tiêu chí so sánh
Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng Kông Indonesia Giá nhân công 100 80 100 50 50 100 Khéo léo 100 90 100 90 90 100 Chất lượng sản phẩm 100 100 90 100 100 90
*Lợi thế so sánh được tính theo điểm, lấy chuẩn Việt Nam là 100 điểm, nước nào trên 100 điểm sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam và ngược lại.
Nguồn:www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/vi/thong_tin_ve_moi_truong_kinh_doanh /nganh_hang/footwear/document.2005-10-27.3977966686
Ngoài ra, ngành công nghiệp da giày Việt Nam còn có khả năng rất lớn về phát triển nguồn nguyên liệu ( da sống, cao su...), có được sự hỗ trợ lớn từ chính sách của chính phủ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu...
EU là thị truờng lớn, tiềm năng đối với mặt hàng da giày
Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức thuế quan chung.Ngày 7/2/1992, hiệp ước Maastricht được ký kết tại Hà Lan.Ngày 1/1//1993, hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực, cũng là ngày thị trường chung
NGHIỆP
châu Âu được chính thức hình thành thông qua việc huỷ bỏ các đường biên giới nội bộ trong liên minh ( biên giới quốc gia, biên giới hải quan ). Thị trường chung hay còn gọi là thị trường nội khối thống nhất ngày càng được kiện toàn. Việc tự do lưư chuyển các yếu tố sản xuất không còn vướng mắc như trước đây. Gắn liền với sự ra đời của thị trường chung là một chính sách thương mại chung để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nội khối.
Thị trường EU với 27 nước thành viên, gồm hầu hết các nước châu Âu. GDP đạt gần 11.000 tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới); tổng kim ngạch ngoại thương đạt gần 1.400 tỷ USD (chiếm gần 20% thương mại toàn cầu). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ USD (chiếm 41,4% thị phần thế giới). EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần Mỹ); đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu.Giá trị nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU luôn có chiều hướng gia tăng với tốc độ 1% và rất ổn định, EU thực sự là một thị trường lớn, tự do, nhiều tiềm năng và đầy hứa hẹn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Riêng đối với mặt hàng da giày, EU được đánh giá là thị trường rất hấp dẫn trên thế giới, với sức tiêu thụ khổng lồ như chúng ta có thể thấy qua tình hình tiêu thụ của thị trương này được nêu trong mục 1.3.1.1 trên đây. Theo thống kê, chi tiêu cho giày dép chiếm khoảng 1.24 % thu nhập của các hộ gia đình EU. Với mức thu nhập trung bình hàng năm 50.000 Euro/ gia đình thì đây quả là một con số không nhỏ. Hơn nữa, thị trường da giày EU có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá ổn định, khoảng từ 1% – 2 %/ năm, trơng tương lai, người dân EU có xu hướng chuyển sang sử dụng nhiều hơn các sản phẩm giày vải và giày thể thao, do tính tiện dụng và thời trang. Đây chính là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.
NGHIỆP
nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, EU và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Điều này cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da nhưng thị trường EU vẫn là thị trường chủ lực của ngành công nghiệp da giày Việt Nam.
Xuất khẩu da giày sang EU có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó đã góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho một lực lượng lớn người lao động, đồng thời mang lại một nguồn thu ngoại tế lớn từ xuất khẩu và đóng góp một nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoâ, hiện đại hoá của Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp da giày Việt Nam, EU là thị trường chính góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong những năm vừa qua. Trong tương lai, với tiềm năng của mình thì đây vẫn là một thị trường chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của các Công ty này. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp để biến tiềm năng thành các cơ hội kinh doanh thực sự.
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NGHIỆP
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần da giày Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty 2.1.1.1. Các thông tin liên quan đến Công ty
1. Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Da Giầy Việt Nam 2. Tên giao dịch quốc tế :
VIETNAM LEATHER AND FOOTWARE JOINT STOCK COMPANY 3. Tên viết tắt : LEAPRODEXIM VIETNAM
4. Trụ sở chính: Số 25 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
• Điện thoại: (84 - 4) 8247773
• Fax: (84 - 4) 8260381
• Email : leaprovn@hn.vnn.vn
5. Số đăng ký kinh doanh : 0103011684 Ngày cấp : 10/04/2006 6. Tình trạng họat động : đang họat động
7. Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần 8. Người đại diện theo pháp luật :
Chủ tịch hội đồng quản trị : Vũ Đức Thuấn 9. Giám Đốc : Đỗ Thanh Hồng
10.Vốn điều lệ hiện tại : 18.000.000.000 đồng ( Mười tám tỷ đồng chẵn )
2.1.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Da Giày Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ công nghiệp hình thành trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị phụ thuộc của tổng Công ty Da Giày Việt Nam là Công ty xuất nhập khẩu, xí nghiệp dịch vụ sản xuất thương mại da giày, nhà máy giày Phúc Yên, nhà máy thuộc da Vinh và văn phòng tổng Công ty Da Giày Việt Nam theo quyết định số 76/2003/QĐ – BCN ngày 6/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
NGHIỆP
Nghiệp, Công ty Da Giày Việt Nam thực hiện cổ phần hóa trong năm 2005 và trở thành Công ty cổ phần
Ngày 10/05/2007, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ra quyết định số 2051/BCN – TCKT về việc phê duyệt phương án bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Da Giày Việt Nam.
2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
11. Sản xuất giày dép các loại, các sản phẩm từ vải da, giả da và các nguyên liệu khác;
12. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa;
13. Dịch vụ thương mại, kỹ thuật, đào tạo, đầu tư (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);
14. Kinh doanh hội chợ, triển lãm, thông tin quảng cáo, cho thuê văn phòng; 15. Đại lý mua bán, giới thiệu sản phẩm cho các sản phẩm cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và ngoài nước;
16. Hoạt động xuất khẩu lao động; tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động đã được tuyển chọn trước khi đi lao làm việc tại nước ngoài (chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép);
17. Nhập khẩu và kinh doanh phân bón; 18. Sản xuất, gia công các sản phẩm dệt may; 19. Kinh doanh phương tiện vận tải;
20. Trồng các loại hoa, cây cảnh;
21. Sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm nông – lâm – thủy sản và thực phẩm;
22. Gia công, chế tạo, lắp ráp máy cơ khí, điện tử, điện dân dụng, điện lạnh, đồ nhựa, đồ gỗ dân dụng, hàng thủ công mỹ nghệ và độ nội thất;
NGHIỆP
Bộ máy tổ chức của Công ty được mô tả trong hình 2.1 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Công ty; thông qua các chiến lược phát triển; bầu, bãi nhiệm hội đồng quản trị, ban kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của Công ty và các nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 5 thành viên có nhiệm kỳ 5 năm do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ ĐHĐCĐ; có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
Ban kiểm soát
Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ làm việc tương đương nhiệm kỳ HĐQT.
Ban giám đốc
Ban giám đốc Công ty do HĐQT bổ nhiệm có nhiệm kỳ 5 năm, gồm: giám đốc điều hành và 2 phó giám đốc chuyên ngành : phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh
Hình 2.1 : Mô hình bộ máy tổ chức Công ty cổ phần da giày Việt Nam
NGHIỆP
doanh của Công ty trước hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời trực tiếp phụ trách các công tác hành chính, tổ chức, kế hoạch,tài chính kế toán và xưởng cơ điện.
Phó giám đốc kinh doanh : phụ trách công tác kinh doanh, có trách nhiệm chỉ đạo phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu và xí nghiệp giày da
Phó giám đốc kỹ thuật : thay mặt giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động quản lý liên quan đến kỹ thuật công nghệ, chỉ đạo thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư và đổi mới công nghệ. Mặt khác còn chỉ đạo xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm.