Theo quan điểm marketing, phân phối là quá trình kinh tế và những điều kiện tổ chức liên quan tới việc giao dịch, điều hành và vận chuyển hàng loạt hàng hoá, dịch vụ từ sản xuất qua lưu thông đến người tiêu dùng bởi những điều kiện và giải pháp hiệu quả tối đa. Phân phối theo sự đánh giá của các chuyên gia là có tầm quan trọng thứ 2 đối với doanh nghiệp xuất khẩu sau giá. Do vây, một doanh nghiệp muốn thành công trong hoạt động xuất khẩu nhất thiết phải xây dựng, lựa chọn, hoàn thiện hệ thống phân phối cho sản phẩm của doanh nghiệp mình.
4. Xây dựng thương hiệu thương mại
Về xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Điều này càng có ý nghĩa và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Xây dựng được thương hiệu nổi tiếng góp phàn tạo dựng uy tín doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hoá và doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đó là xúc tiến xuất khẩu. Thực chất, xúc tiến xuất khẩu là những kế hoạch định hướng dài hạn được doanh nghiệp xây dựng và áp dụng những phương tiện như : thông tin, quảng cáo, tuyên truyền, hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường,
NGHIỆP
thuê tư vấn… đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất – lưu thông và tiêu thụ xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải biết biết vận dụng khéo léo các công cụ trên để xây dựng uy tín, thương hiệu, hình ảnh tin cậy cho hàng hoá và doanh nghiệp mình. Qua đó, sẽ tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng đối vói sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Các biện pháp khác
Để thực hiện tốt các nhóm biện pháp nói trên, doanh nghiệp cần chú ý tới những biện pháp khác như tạo lập, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp…
1.3. Thị trường da giày EU và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường này
1.3.1. Tổng quan về thị trường da giày EU
1.3.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng da giày
Là một trong những thị trường có sức tiêu thụ khổng lồ về các mặt hàng đồ da và giày dép, EU cũng đồng thời là một trong những khu vực sản xuât sản xuất và cung ứng các mặt hàng này lớn nhất trên thế giới. Hàng năm, các nước EU cung ứng cho thị trường nội đia và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài khoảng 1.5 tỉ đôi giày dép các loại. Sản lượng giày dép chủ yếu tập trung vào các quốc gia có sức tiêu thụ lớn (Bảng 1.1).
Người tiêu dùng EU tiêu thụ khoảng 2 tỉ đôi giày/năm, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu, trong đó thị trường nội địa cung ứng khoảng 45 - 50%, phần còn lại là nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu có giá thấp, chất lượng từ thấp tới trung bình.
NGHIỆP
Quốc gia Sản lượng giày dép hàng năm
Anh 220 triệu đôi
Đức 250 triệu đôi
Italia 300 triệu đôi
Hà Lan 110 triệu đôi
Pháp 235 triệu đôi
Các quốc gia khác 350 triệu đôi
Nguồn : http://ec.europa.eu/enterprise/footwear/index_en.htm
Những năm gần đây, thị trường da giày EU đã có sự đổi hướng từ sử dụng hàng rẻ tiền, sản xuất đại trà sang những chủng loại có tiêu chuẩn cao hơn, phù hợp với từng cá nhân. Hơn nữa, sự khác biệt về văn hoá, truyền thống và thị hiếu giữa các nước trong khối EU đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong sở thích tiêu dùng của thị trường này. Các thị trường chủ yếu và quan trọng của EU là Đức, Italia, Pháp, Anh và Hà Lan. Các nước này chiếm tới 81% tổng số giày dép tiêu thụ của EU.
Thị trường Đức : đây là thị trường quan trọng nhất, chiếm 25% sản lượng
tiêu thụ toàn khối. Về mặt định lượng, giày dép cho phụ nữ chiếm 54%, cho nam giới chiếm 32% thị phần tiêu thụ da giày ở Đức. Một điểm đáng chú ý là thị trường này đang phân cực. Giày dép giá cao, thời trang và có nhãn mác nổi tiếng được phụ nữ Đức rất ưa chuộng. Giày dép phù hợp với sức khoẻ, mang lại cảm giác thoải mái chủ yếu dành cho trẻ em và người cao tuổi. Trong khi đó, giày thể thao lại rất được thanh niên yêu thích. Hiện nay, 14 nhãn mác được ưa chuộng nhất vẫn thuộc về hai tập đoàn bán lẻ lớn nhất là Deichmann và Salamander. Các nhãn mác được ưa chuộng với chủng loại giày tiện dụng là Ara, Jenny, Gabor, Rieker, Domdorf, Ganter, Salamander; giày thể thao là Adidas và Nike ( chiếm khoảng 50% ). Puma và Reebook ( chiếm khoảng 25% ) ; cuối cùng Birkenstock
NGHIỆP
là hang sandal thông dụng nhất. Ngoài ra, các sản phẩm với giá thấp hơn, bao gồm hàng nhập khẩu từ các nhãn mác chưa có danh tiếng, chủ yếu là giày vải của Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ( trong đó có Việt Nam ) cũng tìm được chỗ đững nhất định tại thị trường này.
Thị trường Italia : Cho tới năm 2001, xu hướng tiêu dùng giày dép đắt tiền
của người Italia đã tăng lên. Khi phân đoạn thị trường giày dép Italia cho thấy, giày da chiếm khoảng 72%, tiếp đó là giày làm từ sợi tổng hợp (12%) và giày vải chất lượng cao (9%). Với người dân Italia, giờ đây việc đi giày thể thao không chỉ dể chơi thể thao mà còn được sử dụng đê thay giày da trong các công việc hằng ngày. Vì thế, nhu cầu của thị trường Italia với chủng loại này đang có xu hướng tăng nhanh. Tuy vậy, giày nữ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 52%), chủ yếu tập trung vào một số chủng loại sản phẩm đắt tiền như giày cao cổ, ủng. Thị phần da giày dành cho nam giới và trẻ em lần lượt chiếm 26% và 22%. Có thể nói, so với các ngành khác, mức tiêu dùng các sản phẩm da giày của Italia khá ổn định trong vòng 5 năm qua, tuy nhiên đang bị ảnh hưởng do việc giảm chi tiêu của người dân Italia.
Thị trường Pháp : phụ nữ mua nhiều giày hơn nam giới, trong khi ở độ
tuổi vị thành niên ( cả nam và nữ ) cũng là những khách hàng thường xuyên. Thị phần giày dành cho phụ nữ chiếm khoảng 47%, cho nam giới chiếm khoảng 36% va trẻ em là 17%. Giày dùng đi chơi ( bao gồm cả giày da và vải cao cấp ) và giày thể thao là những chủng loại phát triển nhanh nhất trong vòng một thập kỷ qua, đặc biệt là phục vụ các đối tượng thanh niên và trẻ em. Các loại giày này được sử dụng hằng ngày và không nhất thiết chỉ để chơi thể thao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xu hướng tiêu thụ giày thể thao có những xu hướng giảm xuống, nhưng vẫn giữ vị trí quan trọng.
NGHIỆP
trung bình khoảng 14,4% năm. Tính bình quân, chi phí bình quân cho đầu người là 184$/năm, cao hơn ngưỡng bình quân của EU là 178$/năm. Trong đó, giày cho phụ nữ chiếm khoảng 50%, giày cho nam giới 34% và trẻ em chiếm 16% còn lại. Một đặc điểm khá thú vị là hàng năm nam giới tuy mua ít giày hơn, nhưng thường chi nhiều hơn cho mỗi lần mua mới.
Thị trường Hà Lan : theo nghiên cứu của Shoemonitor, tỷ lệ người Hà Lan
“chung thuỷ” với một hãng cố định nào đó là khá thấp. 75% người tiêu dùng Hà Lan không có khái niệm sử dụng sản phẩm của một hãng duy nhất. Một sô nhãn mác nổi tiếng đối với giày cho phụ nữ là Ecco, Gabor, Clarks; với đàn ông là Bommel, Ecco, Van Lier; với trẻ em là Piedro, Elefanten và Retana; với giày thể thao là Nike, Adidas, Puma và Reebook; với giày dép di trong nhà là Rohde và Romika.
1.3.1.2. Chính sách thương mại của EU đối với sản phẩm da giày
Chính sách ngoại thương và thuế quan
Chính sách ngoại thương của EU, gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại trên cơ sở hiệp định, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau : không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại nói chung, cũng như nhập khẩu các sản phẩm da giày nói riêng, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá , chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. Ngoài ra, EU ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “ chống xuất khẩu phá giá” đối với các sản phẩm da giày, cũng như hàng hoá nhập khẩu nói chung. Các sản phẩm giày mũ da xuất xứ Việt Nam hiện nay cũng đang bị EU áp thuế chống bán phá giá với thuế suất 10%.
NGHIỆP
Tuy nhiên, hiện nay, các mặt hàng da giày của Việt Nam vẫn được hưởng những ưu đãi trong hệ thống Thuế quan phổ cập (GSP), đây là một công cụ để EU hỗ trợ nhóm các nước đang phát triển và chậm phát triển dễ dàng thâm nhập thị trường của mình. Hiện nay, các sản phẩm giày dép được xếp vào nhóm các sản phẩm nhạy cảm (đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu) được hưởng mức thuế suất bằng 70% thuế suất MFN.
Các qui định pháp lý về sản phẩm da giày nhập khẩu
• Tiêu chuẩn về chất lượng :các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU
phải đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000. Đây là hệ thống quản lý chất lượng của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO).
• Tiêu chuẩn về môi trường : sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU phải
đáp ứng các qui định về môi trường như vấn đề hàm lượng chất phụ gia, bao bì sản phẩm, hoá chất, ô nhiễm môi trường và không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh… Những vấn đề này phải đáp ứng được các qui định trong hệ thống “ Luật sản phẩm môi trường của liên minh châu Âu”. EU ban hành hệ thống này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái.
• Quy định về nhãn hiệu hàng hoá : theo qui định này thì các sản phẩm
da giày nhập khẩu vào EU phải tuân theo những qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá theo như những qui định của Công ước Paris.
• Các qui định về xuất xứ hàng hoá : để được hưởng ưu đãi GSP, các
doanh nghiệp xuất khẩu da giày của các nước đang phát triển và chậm phát triển phải tuân thủ các qui định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A ( C/O form A ) do cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.
NGHIỆP
• Các qui định về bao bì và phế thải bao bì sản phẩm : đối với mặt hàng
da giày, bao bì đóng gói sản phẩm phải tuân thủ các qui định về quả lý bao bì và phế thải bao bì do EU ban hành. Qui định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối thiểu lượng phế thải bao bì từ nguồn nguồn rác thải sinh hoạt để bảo vệ môi trường.
Ngoải ra thì các sản phẩm da giày nhập khẩu vào EU còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm an toàn và các biệu pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khác.
1.3.2. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU
Da giày là ngành công nghiệp thế mạnh của Việt Nam
Sau 18 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành đã trở thành đối tác quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều mặt
hàng Việt Nam, trong đó có da giày.
Với trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, da giày Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Mặc dù bị áp thuế chống bán phá giá nhưng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua, đạt 2,1 tỷ USD trong năm 2007, tăng 8% so với năm 2006.
Việt Nam luôn là một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu da giày lớn nhất trên thế giới. Từ năm 2004, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu giày dép , sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italia. Riêng với thị trường EU, từ năm 1996, Việt Nam đã đạt vị trí thứ 3, sau Trung Quốc và Indonexia, trong những nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào thị trường này. Trong thời gian tới, mặt hàng da giày vẫn tiếp tục khẳng định vị trí trụ cột của mình trong sô các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU. Điều này không phải không có cơ sở. Trước hết là vì sau một thời gian dài thâm nhập và tìm hiểu thị trường,
NGHIỆP
da giày Việt Nam đã bắt đầu thể hiện tên tuổi, uy tín của mình và vượt lên trên cả sự canh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại từ Thái Lan. Indonexia...và thậm chí cả một số chủng loại của Trung Quốc trên thị trường EU.
Lợi thế lớn nhất của Việt Nam lĩnh vựa da giày đó là chi phí nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm tốt và sự khéo léo của lực lượng lao động. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi các doanh nghiệp da giày Việt Nam hiện nay chủ yếu là làm gia công cho các đối tác nước ngoài.
Bảng 1.2 : Lợi thế so sánh về lao động và chất lượng sản phẩm của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp*
Tiêu chí so sánh
Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Ðài Loan Hồng Kông Indonesia Giá nhân công 100 80 100 50 50 100 Khéo léo 100 90 100 90 90 100 Chất lượng sản phẩm 100 100 90 100 100 90
*Lợi thế so sánh được tính theo điểm, lấy chuẩn Việt Nam là 100 điểm, nước nào trên 100 điểm sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam và ngược lại.
Nguồn:www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/vi/thong_tin_ve_moi_truong_kinh_doanh /nganh_hang/footwear/document.2005-10-27.3977966686
Ngoài ra, ngành công nghiệp da giày Việt Nam còn có khả năng rất lớn về phát triển nguồn nguyên liệu ( da sống, cao su...), có được sự hỗ trợ lớn từ chính sách của chính phủ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu...
EU là thị truờng lớn, tiềm năng đối với mặt hàng da giày
Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức thuế quan chung.Ngày 7/2/1992, hiệp ước Maastricht được ký kết tại Hà Lan.Ngày 1/1//1993, hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực, cũng là ngày thị trường chung
NGHIỆP
châu Âu được chính thức hình thành thông qua việc huỷ bỏ các đường biên giới nội bộ trong liên minh ( biên giới quốc gia, biên giới hải quan ). Thị trường chung hay còn gọi là thị trường nội khối thống nhất ngày càng được kiện toàn. Việc tự do lưư chuyển các yếu tố sản xuất không còn vướng mắc như trước đây. Gắn liền với sự ra đời của thị trường chung là một chính sách thương mại chung để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá dịch vụ trong nội khối.
Thị trường EU với 27 nước thành viên, gồm hầu hết các nước châu Âu. GDP đạt gần 11.000 tỷ USD (chiếm 27% GDP thế giới); tổng kim ngạch ngoại thương đạt gần 1.400 tỷ USD (chiếm gần 20% thương mại toàn cầu). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ USD (chiếm 41,4% thị phần thế giới). EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần Mỹ); đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu.Giá trị nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU luôn có chiều hướng gia tăng với tốc độ 1% và rất ổn định, EU thực sự là một thị trường lớn, tự do, nhiều tiềm