Tính độc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm. (Trang 34 - 36)

Nước thải dệt nhuộm có tính độc nhất định với vi sinh vật và cá do những yếu tố sau:

- Trước hết nước thải dệt nhuộm phải nói đến nhiệt độ, nước thải trực tiếp ra cống thành phố, hay mương cống rãnh không qua xử lý.

- Nước thải có nhiệt độ cao không được phép thải trực tiếp ra môi trường, giới hạn theo tiêu chuẩn xả thải loại B (TCVN1995) là 40o C. Còn nhiệt độ tối ưu cho các vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ chỉ trong phạm vi rất hẹp, nhiệt độ cao nhất là 35o C, trên nhiệt độ này ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch nước thải của vi sinh vật vì vi sinh vật bị ức chế.

- Độ pH: nước thải dệt nhuộm ở nước ta hiện nay mà sản phẩm chủ yếu là sợi bông (100% cotton) và sợi pha polieste/bông, polieste/vixcô có tính kiềm cao. Độ pH đo được là từ 9 – 12. Nước thải kiềm tính cao như thế nếu như không được trung hoà sẽ làm tổn hại hệ thống vi sinh. Cá cũng không thể sống trong môi trường nói trên.

- Các chất độc khác:

+ Kim loại nặng: Có một hàm lượng nhất định như đồng, crom, niken, coban, kẽm, chì, thủy ngân trong nước thải của công ty do sử dụng các loại thuốc nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, trực tiếp và một số hóa chất, chất trợ. Cho dù chỉ có một lượng nhỏ các kim loại nói trên phân tích được trong nước thải nhuộm, nhưng nếu không được xử lý cũng đã độc với vi sinh, dẫn đến mất khả năng phân giải của vi sinh hoặc có khả năng bị tiêu diệt hoàn toàn.

+ Các halogen hữu cơ: AOX độc hại phát sinh từ tẩy trắng vải sợi bông sử dụng natri hipoclorit và natri clorit, từ thuốc nhuộm hoàn nguyên, phân tán và pigment sử dụng.

+ Có Clo dư, sunfua (S2-), hydrosunfit (Na2S2O4) là chất độc với vi sinh vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm. (Trang 34 - 36)