Nhiễm hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm. (Trang 33 - 34)

Mức độ ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ sử dụng oxy hóa được thể hiện bằng các chỉ tiêu đặc trưng, nhất là COD và BOD5 như sau:

Nhu cầu oxi sinh hóa BOD5 : trong nước thải của các công ty dệt có đủ cả những chất dễ phân giải sinh học (như bột sắn dùng hồ sinh học) và những chất khó phân giải sinh học (PVA, thuốc nhuộm và chất tẩy trắng quang học). Có nghĩa là nước thải xử lý ướt của các công ty chứa nhiều tạp chất hữu cơ cần nhiều oxy để các loài vi sinh vật phân giải, nên thể hiện ở thông số BOD5 không nhỏ.

Nhu cầu oxi hoá học: trong nước thải của các công ty có những chất khó phân giải sinh học mà chỉ loại bỏ được một phần nhờ hấp phụ lên bùn hoạt tính (activated sludge) hoặc chỉ có thể oxy hóa bằng hóa học, ở những nơi nào càng có nhiều xơ sợi tổng hợp (polieste) thì giá trị COD càng cao vì phải dùng PVA để hồ sợi dọc cùng nhiều thuốc nhuộm hoặc chất trợ khó hay không phân giải vi sinh để nhuộm và in hoa.

Tỉ lệ COD/BOD của nước thải dệt nhuộm của các công ty dệt nhuộm ở nước ta trong khoảng giới hạn 2 :1 đến 3 :1, tức là còn có thể phân huỷ vi sinh. Song với xu hướng tăng sử dụng xơ sợi tổng hợp thì nước thải ngày càng khó phân hủy vi sinh.

Tổng chất răn lơ lửng (SS) (total suspended solids).

Góp phần chủ yếu là xơ sợi (short fibres) bị tách ra, thuốc nhuộm không tan như thuốc phân tán và một số hóa chất trơ.

Nói chung hàm lượng SS trong nước thải dệt nhuộm cao hơn tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B (TCVN1995).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm. (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)