Cơ sở lý thuyết về khả năng hấp phụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm. (Trang 51 - 52)

Hiện nay phương pháp hấp phụ được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải công nghiệp. Phương pháp hấp phụ dùng để xử lý triệt để nước thải sau khi xử lý bằng các phương pháp khác. Hiện tượng tăng nồng độ chất tan trên bề mặt phân chia giữa hai pha gọi là hiện tượng hấp phụ. Người ta phân biệt ba loại hấp phụ sau:

Hấp thu: Những phân tử của chất bẩn hòa tan chẳng những tập trung

Hấp phụ lý học: Là quá trình hút ( hay còn gọi là tập trung ) của một hoặc hỗn hợp chất bẩn hòa tan thể khí hoặc thể lỏng trên bề mặt chất rắn.

Hấp phụ hóa học: Là quá trình hút các chất tan dạng khí dưới tác dụng hóa học.

Những biện pháp làm tăng tốc độ hấp phụ là tăng nhiệt độ, tăng nồng độ chất tan giảm pH của dung dịch nước thải. Khả năng hấp phụ phụ thuộc vào loại than hoạt tính và chất bị hấp phụ. Ở đề tài này, than hoạt tính vừa là vật liệu hấp phụ được sản xuất từ chất thải rắn nông nghiệp đó là mùn cưa, thân cây chuối khô và vỏ đậu phộng vừa là vật liệu bị hấp phụ nước thải dệt nhuộm được lựa chọn cho việc nghiên cứu. Việc xử lý được thực hiện theo phương pháp từng mẻ. Phương pháp này được điều chỉnh để nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khuấy trộn đến tỷ lệ và mức độ tốt/ xấu lên chất hấp thu. Việc tiến hành thí nghiệm được hoàn tất trong phòng với nhiệt độ dao động trong khoảng từ 25-30oC.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm. (Trang 51 - 52)