So sánh hiệu quả khử COD trên 3 đối tượng nghiên cứu mùn cưa, thân cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm. (Trang 136 - 138)

0 10 20 30 40 50 60 1h 2h Giờ xử lý 4h 12h % x ly ù C O D

MÙN CƯA THÂN CÂY CHUỐI VỎ ĐẬU PHỘNG

Hình 4.54: Đồ thị biểu diễn hiệu quả khử COD của 3 loại đối tượng nghiên cứu ứng với mthan=250mg và Vmẫu=100ml

Kết luận chung

Nhìn vào đồ thị trên hình 4.53 ta nhận thấy trong thời gian lắng 1h và 2h hiệu quả xử lý của 2 đối tượng mùn cưa và vỏ đậu phộng là tương đương nhau, nhìn chung có tăng nhưng không đáng kể, còn đối tượng thân cây chuối có sự khác biệt lớn với 2 đối tượng trên, % xử lý tăng hơn 2 đối tượng mùn cưa và vỏ đậu phộng khoảng 10%. Từ kết quả thu được thể hiện ở trên ta thấy đối với đối tượng mùn cưa và vỏ đậu phộng hiệu quả xử lý COD của thời gian lắng 4h và thời gian lắng 12h dao động xấp xỉ nhau. Do đó nếu chọn thời gian xử lý tối ưu ta có thể chọn 4h hoặc 12h, nhưng để rút ngắn thời gian xử lý tanên chọn thời gian lắng 4h. Còn đối với đối tượng thân cây chuối ta phải chọn thời gian lắng 12h vì hiệu quả xử lý giữa thời gian lắng 12h và 4h dao động lớn: cụ thể % xử lý ở 12h là 52% trong khi đó % xử lý ở 4h chỉ 44%. Như vậy ta có thể kết luận : trong thời gian lắng 12h thì cả 3 đối tượng đều cho hiệu quả tối ưu, trong đó đối tượng thân cây chuối cho hiệu quả tốt nhất, kế đến là vỏ đậu phộng và cuối cùng là mùn cưa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tận dụng một số chất thải nông nghiệp vào việc loại bỏ độ màu và COD trong nước thải dệt nhuộm. (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)