Thuận lợi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (Trang 41 - 43)

Với những gì đã nêu trên hiện nay việc giao kết hợp đồng điện tử gặp rất nhiều thuận lợi vì được sự hỗ trợ của hệ thống pháp lý trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở nước ta. Điển hình như:

— Tháng 6/2001: Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005.

— Tháng 8/2001: Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet.

— Tháng 10/2001: Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến 2010.

— Tháng 11/2001: Chính phủ thông qua kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử từ 2001 đến 2005 do Bộ thương mại chủ trì.

— Tháng 6/2002: Công bố pháp lệnh Bưu chính viễn thông.

— Tháng 7/2002: Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đến năm 2005.

— Tháng 7/2002: Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển Internet Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005.

— Tháng 3/2004: Quyết định số 235/2004/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án tổng thể “ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008”.

— Tháng 4/2004 quyết định số 331/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010”.

— Tháng 10/2004: Quyết định số 179/2004/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Đánh giá một cách khách quan, việc giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam đã và đang từng bước khởi sắc. Mặc dù xuất phát điểm chỉ là việc giao kết hợp đồng điện tử đơn giản như khách hàng đăng ký mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ qua mạng internet, sau đó khách hàng được phục vụ theo yêu cầu, kết thúc quy trình là khách hàng chuyển tiền thanh toán qua tài khoản, nhưng quá trình giao kết hợp đồng điện tử đã được thực hiện khá bài bản, những kết quả bước đầu trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam thể hiện ở:

— Nhiều doanh nghiệp việt nam đã xây dựng được quy trình giao kết hợp đồng điện tử phù hợp.

 Quy trình bán vé máy bay qua mạng Internet của công ty VDC: Bước đầu là khách hàng đặc vé, đặc chỗ, đặc chuyến bay qua email tới website của VDC. Sau đó vé sẽ được gửi tới khách hàng (theo đúng yêu cầu về thời gian, địa điểm và cả hình thức nhận vé của khách hàng như trực tiếp mang vé tới nhà hay gửi qua đường bưu điện bằng cách chuyển phát nhanh hoặc gửi thư thông thường…). Kết thúc quy trình là khách hàng thanh toán bằng cách chuyển tiền tới tài khoản của VDC.

 Quy trình của ngân hàng ACB phục vụ đăng ký giao dịch có bảo đảm cho việc mua bán nhà đất qua mạng Internet. Quy trình này được thực hiện như sau: cá nhân, tổ chức không cần đến ngân hàng và cơ quan đăng ký mà vẫn được tiếp nhận hồ sơ, ngân hàng nhận và giải quyết từng hồ sơ đất đai qua website của ngân hàng.

— Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, đã xây dựng được website để quảng cáo hàng hóa và dịch vụ của mình.

— Học sinh, sinh viên thường truy cập các trang web www.amazon.com, www.google.com để tìm kiếm và mua sách báo, đĩa CD… Tuy nhiên số lượng hợp đồng được giao kết không nhiều. Tình hình này được giải thích do hai nguyên nhân: một là yêu cầu thanh toán bằng thẻ tín dụng của trang web vẫn còn quá xa xỉ đối với sinh viên Việt Nam, hai là phí vận chuyển sách báo hay dĩa CD về Việt Nam thường đội giá thành sản phẩm lên rất nhiều, chưa kể đến khâu kiểm diệt phức tạp của cơ quan hải quan.

Hiện nay khó có thể lấy được số liệu chính xác về số lượng các hợp đồng điện tử được giao kết giữa khách hàng Việt Nam và người bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến nước ngoài. Lý do là mô hình kinh doanh này cũng mới hình thành và cơ quan có thẩm quyền như Bộ thương mại, Sở thương mại… chưa kịp thời thống kê

như là một yêu cầu bắt buộc. Có thể khẳng định chắc chắn rằng đã có sự khởi sắc nhất định theo chiều hướng tích cực.

Quá trình xây dựng pháp luật là một quá trình liên tục không phải cứ ban hành một pháp luật ra cứ thế là đủ mà phải thường xuyên cập nhật, chỉnh sữa cho phù hợp với thực tế. Theo tôi nếu không tạo được niềm tin cho người tiêu dùng thì thương mại điện tử ở Việt Nam khó phát triển mạnh mẽ.

Ngày 25/06/2007, hiệp hội Thương mại điện tử ở Việt Nam (Vecom) ra đời đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận nhằm tập hợp đoàn kết, hỗ trợ bảo vệ các hội viên để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. Hoạt động tiêu biểu của Vecom là chương trình đánh giá xếp hạng website tmdt “trustvn” mục đích đánh giá chọn ra các website tiêu biểu hàng năm quảng bá rộng rãi các website đó để người tiêu dùng và doanh nghiệp yên tâm tiến hành mua hàng, giao dịch trực tuyến. Hiện nay đã có 176 doanh nghiệp tham gia Vecom.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (Trang 41 - 43)