Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác hồ biểu chánh (Trang 57 - 102)

5. Cấu trúc luận văn

2.5.Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng làm nên tác phẩm nghệ thuật. Một thực tế

mang tính phổ biến chứng tỏ các văn xuôi quốc ngữ có sự kế thừa kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của văn học truyền thống chính là hiện tượng pha tạp các dạng thức ngôn ngữ trong sáng tác. Nếu như ở văn học Trung Quốc đó là sự thay thế, đan xen

pha tạp giữa ngôn ngữ bạch thoại và văn ngôn, thì ở Việt Nam là sự thay thế, đan xen, pha tạp giữa ngôn ngữ ảnh hưởng Hán học và ngôn ngữ ảnh hưởng tiếng Pháp, cùng với ngôn ngữ của cuộc sống đời thường. Các nhà tiểu thuyết giao thời đã kế thừa, sử dụng vốn ngôn ngữ được tích lũy từ Hán học, sau đó họ khai thác từ dùng trong cuộc sống hằng ngày, họ pha tạp lắp ghép các dạng ngôn ngữ khác nhau.

Lối viết gò câu, chọn chữ, gọt rũa, chau chuốt, cân nhắc từng lời, tạo nên sự đăng đối nhịp nhàng, đài các của văn học nhà Nho trung đại vẫn được các tác giả văn học giai đoạn này sử dụng. Nó tồn tại trong thơ Tản Đà, trong văn Hoàng Ngọc Phách, Đặng Trần Phất, Phạm Duy Tốn hay Nguyễn Tử Siêu… làm cho văn học giai đoạn này còn mang vẻ trang trọng, đài các không khác gì văn chương thời trung đại. Hình thức viết văn kiểu văn biền ngẫu, từ ngữ cầu kì, hoa mĩ vẫn đươc một số nhà văn ưa dùng. Nhiều đoạn đan xe kể và tả là những đoạn bình luận của người kể chuyện. Trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, những hình thức mới mẻ về ngôn ngữ như đã trình bày cùng hiện diện bên cạnh các hình thức ngôn ngữ vốn có trong văn học trước kia.

Các tác giả văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nói chung, các tiểu thuyết gia nói riêng giai đoạn này đã học hỏi và kế thừa được rất nhiều kinh nghiệm về nghệ thuật viết tiểu thuyết của cha ông ta. Những tinh hoa trong cách tổ chức kết cấu, cốt truyện, sử dụng thời gian trần thuật, cách miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong văn học trung đại đã được các tác giả văn học giai đoạn giao thời chọn lọc, tiếp thu một cách sáng tạo, mang tới những biểu hiện mới, những đặc điểm mới tạo nên nét riêng cho văn học giai đoạn này. Các cách kết hợp, đan cài, pha tạp cái cũ và cái mới khéo léo, nhuần nhuyễn còn làm nổi rõ vấn đề hơn. Chính việc làm đó đã tạo nên những giá trị đặc biệt, không thể xếp vào kho tàng văn học trung đại mà cũng các dấu vết của tác phẩm hiện đại cũng chưa rõ nét.

Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của nhà văn Hồ Biểu Chánh chính là do tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng ghi dấu một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam, giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thời kỳ lớn của văn học trung đại và hiện đại. Ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng

tác của Hồ Biểu Chánh thể hiện rõ tính chất giao thời của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX.

2.5.1. Đặc điểm cú pháp: lối văn biền ngẫu, có đối.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã mang tính chất mới mẻ nhưng không thoát ly truyền thống. Đó đây trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh vẫn còn giữ cung cách đài các, trang trọng, cầu kỳ hay chưa thể đoạn tình với lối văn biền ngẫu có vần có đối. Những câu văn nhịp nhàng, đăng đối đã chứng minh hiện đại hóa không có nghĩa là đoạn tuyệt với truyền thống. Sự thay thế dần dần, đó là cách giải quyết sáng suốt nhất sẽ đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

Ngoài ra, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có những câu văn cổ kính do truyền thừa Nho học, cũng như xen lẫn một số lối nói bóng bẩy và có vần có đối của thời ông. Ðây là lời tâm sự của một cô gái, Bạch Tuyết, với người bạn Chí Ðại lâu ngày gặp lại:"Con gái người ta có cha yêu, mẹ mến, từ mới biết đi biết nói cho tới chừng khôn lớn nên người, trong nhà sẵn có mẹ dạy dỗ, cha răn nghiêm, tự nhiên quen thói tục cao sang, tự nhiên nhiễm gia phong thuần hậu. Ông ngoại tôi, thì trìu mến yêu thương, mà một vài tháng mới gần gũi được một lần, hễ gặp mặt thì ông ngoại tôi khóc hoài, nên cũng không dạy dỗ chi được…" (Ai làm được). Hay đoạn miêu tả cô Sáu Lý trong Thầy thông ngôn có đoạn miêu tả bằng các cụm từ gồm 4 tiếng hoặc các ngữ sóng đôi: “hàm răng kịch rịch mà lại trắng trong, hai bàn tay ngón nhỏ thon mà dài, đánh dòn xa còn dịu nhỉu, gương mặt sáng rỡ, cặp mắt hữu tình, chân mày cong vòng, tướng đi yểu điệu”.

2.5.2. Đặc điểm từ vựng

Các từ Hán Việt được nhiều tác giả sử dụng với mật độ dày và tần số cao.

Trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh, Dù ít nhưng tác giả vẫn dùng chữ Hán được Việt hóa theo cách của ông. Thật vậy, tản mác trong các tiểu-thuyết, Hồ Biểu Chánh đã dùng những từ Hán: tỵ trần, bài sanh ý (môn bài), đà công (lái ghe), khắc kỳ

(định kỳ), phiền-ba (phồn-hoa) đô hội, tư lương (suy tính), đương-môn hộ-đối

anh phiệt-duyệt, động dung, v.v. Tác giả Hồ Biểu Chánh còn dùng tiếng bình dân gốc từ tiếng Triều-châu như tía (cha), khị (nó, ông ấy), v.v.

Hư từ và quan hệ từ thường hay xuất hiện trong thơ Nôm cũng được Hồ Biểu Chánh kế thừa, sử dụng : rằng, mà rằng, thời, thì, há, hỡi, chớ …. Hầu như những lời để dẫn và những câu nói trực tiếp đều có cấu trúc đơn giản và kết thúc bằng hư từ "rằng”: chủ ngữ + động từ + rằng/ mà rằng: Cô mới hỏi rằng, thầy liền đáp rằng/....

Các thành ngữ không chỉ được Hồ Biểu Chánh mà nhiều tác giả cùng thời sử

dụng với tần số lớn. Do thời kỳ đầu của văn xuôi quốc ngữ, vốn từ vựng Tiếng Việt chưa thật dồi dào nên việc sử dụng các thành ngữ trở thành một lựa chọn sáng suốt và Hồ Biểu Chánh đã nắm bắt và kế thừa những thành ngữ ấy, vận dụng linh hoạt vào lối hành văn, vào lời nói của nhân vật... Cách vận dụng thành ngữ của Hồ Biểu Chánh khá uyển chuyển với hai cách thức là sử dụng nguyên mẫu và làm mới thành ngữ. Ta bắt gặp nhiều thành ngữ ở dạng nguyên mẫu như: tan xương nát thịt, ngậm đắng nuốt cay, cơm no áo ấm, chịu đấm ăn xôi, sóng dập gió dồi... Và nhiều thành ngữ được cải biến mang âm hưởng Nam Bộ: “Tôi tu nhơn tích đức không muốn sanh sự” (Ai làm được)

2.5.3. Đặc điểm về cách diễn đạt

Văn Hồ Biểu Chánh thuộc truyền thống hành văn trơn tuột như lời nói. Lối viết trơn tuột này thể hiện trong ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật và cả trong văn truyện và miêu tả tình cảnh, tả tâm lý. Truyền thống "nói thơ Vân Tiên" - đặc thù của miền Nam, rồi các truyện thơ và vè bình dân như Thơ Thầy Thông Chánh,

Thơ Cậu Hai Miêng… tức những văn nói và trình diễn, với đám đông. Văn phong

của Hồ Biểu Chánh là từ truyền thống đó, căn bản trên tiếng nói mà dân chúng phía Nam thường dùng hàng ngày. "Ông (Quan Phủ) vừa đánh vừa nói rằng:- Mầy lấy thằng Chí Ðại làm nhục nhã tao, tội ấy tao chưa nói, bây giờ tao định gã (ả) mầy cho mầy khỏi mang tiếng xấu, mầy lại làm hơi khôn lanh, muốn chống cự với tao nữa à." (Ai làm được)

Về ngôn ngữ, có thể thấy Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu nhiều truyền thống từ cha ông, đó có thể là do hoàn cảnh khách quan hay chủ quan nhưng hơn hết, chúng ta phải công nhận thái độ chủ động của Hồ Biểu Chánh trong việc vận dụng linh hoạt, uyển chuyển và cải biến ngôn ngữ truyền thống, tạo nên màu sắc mới cho dòng văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên nền của cha ông.

*

* *

Chính bút pháp tả chân (ghi lại sự thật) đã giúp nhà văn tạo nên nhiều bức chân dung thật sống động, cá biệt. Đó là những chứng tích bằng ngôn ngữ quý giá không chỉ về văn học mà cả văn hóa, lịch sử nữa. Đúng như nhận định của Hoàng Như Mai: “những y phục ấy, ngôn ngữ ấy, cảnh tượng ấy trước đó không co và ngày sau không còn, hồi ấy, làm cho các ông già, bà cả, những người theo nền nếp cũ dân tộc chau mày quay đi không muốn nhìn, không muốn nghe... Nó là xã hội ta lúc giao thời” [7,237].

Cách xây dựng cốt truyện, kết cấu, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, tổ chức thời gian trần thuật... của Hồ Biểu Chánh đều mang nhiều nét tinh hoa của truyền thống văn học trung đại nhưng lại được cải biến, sử dụng linh hoạt tạo nên một văn phong riêng mang tên Hồ Biểu Chánh. Tất cả những yếu tố đó đều nhằm truyền tải những luân lý đạo đức mà nhà văn mong muốn con người đối xử với nhau tốt hơn. Bản thân Hồ Biểu Chánh trong việc tiếp nối những kinh nghiệm tiểu thuyết của cha ông đã đóng vai trò là một cây cầu nối văn học cổ truyền với văn học hiện đại. Kết hợp những kinh nghiệm của tiểu thuyết truyền thống với những kỹ thuật viết tiểu thuyết Phương Tây (được trình bày ở chương III) tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh đã tự khẳng định vai trò của mình trong dòng văn học giao thời 1900- 1930 cũng như trong tiến trình phát triển của văn học hiện đại.

CHƯƠNG 3: SỰ TIẾP THU NHỮNG KINH NGHIỆM TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY

Quá trình văn học phương Tây ảnh hưởng đến văn học Việt Nam diễn ra ngay từ những thập niên đầu thế kỉ XX và kéo dài suốt thế kỉ này. Chính từ những sự tiếp nhận đó, trên cơ sở một xã hội Việt Nam thực dân nửa phong kiến, nền văn học Việt Nam đã từng bước đi vào con đường hiện đại hóa, hội nhập với văn học thế giới. Trong nửa đầu của thế kỉ XX, văn học phương Tây, chủ yếu là văn học Pháp được giới thiệu ở Việt Nam với một khối lượng tác phẩm khá lớn. Các tiểu thuyết được dịch ra quốc ngữ và xuất bản ở Nam Kỳ khá sớm, đã góp phần rất lớn trong việc đưa các bản dịch tiểu thuyết phương Tây đến tay công chúng một cách sâu rộng hơn. Sau bước dịch thuật, mô phỏng - phóng tác cũng là một bước đi quan trọng để các nhà văn của chúng ta học tập, nắm bắt được kỹ thuật viết tiểu thuyết của phương Tây như: kết cấu, miêu tả nhân vật, phân tích tâm lý và cách viết văn ngắn gọn, trong sáng. Nhiều tác giả khác của thời kỳ này cũng có tác phẩm phóng

tác: Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Bửu Đình… Những tác phẩm này cũng giúp người đọc làm quen với thể loại mới, với những suy nghĩ, tâm lý mới. Các nhà văn Nam Kỳ khi phóng tác cũng đã cố gắng Việt hóa khi xây dựng hoàn cảnh truyện, tình huống truyện, tính cách nhân vật, nhờ đó mà các tác phẩm này vẫn mang đậm màu sắc Việt Nam, màu sắc Nam Kỳ. Hiện tượng mô phỏng, phóng tác này không chỉ là trường hợp cá biệt của Việt Nam. Đây cũng là tình hình chung của văn học các nước Đông Nam Á, Đông Á trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

Các nhà văn lớn thời kì này một mặt chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ tư tưởng Tây học, mặt khác là lực lượng cơ bản góp phần quảng bá văn học Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ. Trong sáng tác của họ, dấu ấn của Chateaubriand, V. Hugo, A. Musset, Lamartine, A. Gide... thể hiện đậm nét. Thi pháp tiểu thuyết của chủ nghĩa lãng mạn và hiện thực được các nhà văn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX quan tâm học hỏi và tiếp thu, kế thừa làm phong phú và sống động hơn cho thể loại tiểu thuyết giai đoạn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở đây chúng ta thấy có một sự gần gũi về đề tài mà các nhà văn lãng mạn Việt Nam đã tiếp thu được từ văn học phương Tây. Chủ nghĩa lãng mạn là trào lưu tư tưởng và nghệ thuật của văn hóa châu Âu, bao trùm mọi loại hình nghệ thuật và khoa học; thời kỳ phồn thịnh của trào lưu này là cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. “Các nhà lãng mạn đã phát hiện ra tính phức tạp, tính đối kháng của chiều sâu thế giới tinh thần con người, tính vô tận nội tại của cá nhân con người. Đối với họ, con người là cả một tiểu vũ trụ. Chú ý đến những tình cảm mạnh mẽ, chói rực, đến những vận động bí ẩn của tâm hồn, đến những mặt đen tối của tâm hồn, đến trực giác và vô thức. Bảo vệ tự do, chủ quyền và giá trị tự thân của cá nhân; chú ý đến cái đơn nhất không lặp lại ở con người, sùng bái cái cá nhân – là những nét đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn” [28, 111]. Thời đại chủ nghĩa lãng mạn được đánh dấu bằng những cách tân về nghệ thuật: sáng tạo ra các thể tài về tiểu thuyết lịch sử, truyện giả tưởng, trường ca sử thi- trữ tình. Về các nguyên tắc miêu tả, các nhà lãng

mạn hướng tới xu hướng phóng đại, ảo tưởng, ước lệ, mạnh dạn pha trộn chất đời thường và chất dị thường, pha lẫn cái bi và cái hài.

Bên cạnh văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực trong những thập niên đầu thế kỷ XX đã tiếp thu văn học phương Tây để hiện đại hóa thể loại tự sự. Chủ nghĩa hiện thực nảy sinh như một sự kế thừa và đối lập với chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà hiện thực chủ nghĩa đầu tiên có sức ảnh hưởng lớn phải kể đến: Puskin; Stendhale; Banzac; Dickens … Ở chủ nghĩa hiện thực, tính cách con người được khám phá một cách gián tiếp thông qua những cái riêng với tư cách là sự biểu hiện cái chung; điểm trọng tâm ở đây là giá trị của cái duy nhất không lặp lại xét về mặt lịch sử, các vấn đề lịch sử - xã hội ở đây hiện lên như là những điều chính yếu của nghệ thuật. Trong khuôn khổ nội dung xã hội lịch sử của chủ nghĩa hiện thực, các nhà lý luận chia ra làm hai phương pháp sáng tác cơ bản: chủ nghĩa hiện thực phê phán ( đầu thế kỷ XIX) và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa .

Hiểu tiểu thuyết viết theo lối phương Tây là một thể văn xuôi kể một câu chuyện, tuy là tưởng tượng, hư cấu nhưng vẫn dựa vào thực tế, đời sống hằng ngày có thế có thực. Tinh thần viết tiểu thuyết theo lối phương Tây là: đưa cái hằng ngày của đời sống dân chúng vào sinh hoạt văn hoá, người đọc không thể dự đoán trước được mọi diễn biến hay kết thúc của câu chuyện. Điểu đó nghĩa là truyện không nhất thiết phải kết thúc có hậu. Với tinh thần đó, tiểu thuyết viết theo lối Tây phương sẽ có những đặc trưng nhất định về kĩ thuật viết: từ nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu, thời gian trần thuật...

Trong việc tiếp thu văn học phương Tây để đổi mới văn học nước nhà, trường hợp những sáng tác của Hồ Biểu Chánh là một hiện tượng khá đặc biệt. Theo Vũ Ngọc Phan, Hồ Biểu Chánh (1885- 1958) là “một nhà tiểu thuyết nổi tiếng”, một nhà văn bình dân nhất Nam Kỳ. Những tác phẩm của ông góp phần hình thành thể loại tiểu thuyết Việt Nam trên chặng đường phôi thai. Khi sử dụng chữ quốc ngữ để sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu mạnh mẽ những tác phẩm văn học phương Tây. Một số tác phẩm của ông thường phóng tác theo các tác phẩm phương Tây nhằm thể

hiện những nội dung mới của đời sống xã hội Việt Nam trên con đường vận động và biến đổi. Trong Đời của tôi về văn nghệ, Hồ Biểu Chánh kể lại: “Đọc tiểu thuyết hay tuồng Pháp văn hễ tôi cảm thì tôi lấy chỗ tôi cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít nhiều, hoặc tách riêng ra mà sáng tác một tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. Tuy tôi phỏng theo song kỳ thiệt tôi lấy đại ý mà thôi, mà có khi tôi lật ngược với đại ý, làm

Một phần của tài liệu Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác hồ biểu chánh (Trang 57 - 102)