Cốt truyện

Một phần của tài liệu Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác hồ biểu chánh (Trang 55 - 57)

5. Cấu trúc luận văn

2.4. Cốt truyện

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên, 2005, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội tr.88] Trong văn học cổ người ta thường quan tâm đến thành phần cơ bản như sự kiện, hành động, nhất là sự kiện mang tính

“đột biến”. Truyện Nôm Việt Nam vì thế, quan tâm đến các hành động, sự kiện với những nội dung cốt yếu mà hạn chế phát triển những yếu tố phụ, “thừa”,“lặt vặt” như tiểu thuyết hiện đại. Ví dụ như kiểu cốt truyện điển hình thường đi theo môtip:

Gặp gỡ – tai biến – lưu lạc – đoàn viên: Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, Lục Vân

Tiên… là các cốt truyện như thế. Chất truyện ở đây rất đậm và các cốt truyện thường được lấp đầy bằng các sự kiện, hành động. Do vậy, kiểu cốt truyện sự kiện tuân theo trình tự thời gian truyền thống này vẫn là một nét đáng ghi nhận và được các tác giả tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX quan tâm, học hỏi và kế thừa, phát huy.

Theo cách hiểu truyền thống thì cốt truyện là tiến trình phát triển của các sự kiện, biến cố. Những sự kiện, biến cố này lại được hình thành từ hàng loạt các hành động của nhân vật. Và như vậy, hành động của nhân vật chính là nhân tố chủ yếu để làm nên cốt truyện.

Kiểu cốt truyện sự kiện với mô típ truyền thống

Cũng như nhiều tác gia cùng thời, cốt truyện trong các sáng tác của Hồ Biểu Chánh là kiểu cốt truyện sự kiện: mạch chuyện diễn ra theo sự liên kết chuỗi sự kiện, hành động giống với môtíp quen thuộc của truyện thơ Nôm, truyện nghĩa hiệp... Người đọc có thể thấy ảnh hưởng nội trội của cốt truyện thơ Nôm, đặc biệt là

Truyện Kiều trong U tình lục và truyện nghĩa hiệp ở Ai làm được. Trong tác phẩm

Ai làm được kinh nghiệm nghệ thuật, vốn sống mà Hồ Biểu Chánh tích lũy được bị chi phối nặng nề bởi quan niệm đạo đức nên nó thực sự hằn sâu trong các tác phẩm của ông. Phần này, các sáng tác đã ảnh hưởng nhiều bởi một số môtíp truyện dân gian: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo... Nhân vật “thiện” trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thường xuất thân từ tầng lớp bị trị, con nhà nghèo, thấp cổ bé họng như các nhân vật chính của truyện cổ tích kiểu nhân vật bất hạnh. Chúng xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh éo le của số phận rồi bước vào quá trình thử thách để dần khẳng định phẩm chất đạo đức, tài năng, trí tuệ của mình.

cốt truyện được xem là tổng hợp các môtíp theo sự kế tục thời gian và theo luật nhân quả. Những đứa con của Trần Văn Sửu trong Cha con nghĩa nặng dù sớm bị mất mẹ, không được ở gần cha, ở với ông ngoại và phải đi ở cho nhà giàu từ nhỏ nhưng chúng cũng là những đứa trẻ có hiếu. Mặc dù biết mẹ chết do lỗi của cha nhưng chúng cũng hiểu là do mẹ chúng hư hỏng và cha chỉ nhỡ tay, vì thế mà chúng hết lời bao che cho cha. Đến khi tưởng rằng cha đã chết, chúng ở với ông ngoại, hết lòng thương yêu, đùm bọc nhau. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, thật thà mà chúng được bà Hương quản thương tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đặc biệt là con Quyên, bà còn có ý định gả con trai cho. Thằng Tý thì được bà mai mối cho con nhà tử tế, khá giả. Đúng lúc tưởng như mọi chuyện tốt đẹp thì Trần Văn Sửu trở về sau hơn 10 năm biệt tích vì anh nhớ các con quá, chỉ mong về nhìn mặt chúng rồi sẽ đi luôn để không làm phiền, ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của chúng. Nhưng thằng Tý khi biết cha còn sống, trở về thăm anh em nó thì không hề oán hận cha mà còn một mực giữ cha ở lại cùng, để được phụng dưỡng, báo hiếu cha. Nếu không phải là những đứa con có hiếu mà lại tham giàu, ích kỷ chỉ biết lo cho cuộc sống riêng của bản thân thì chắc chắn thằng Tý, con Quyên đã không nhìn nhận lại cha chúng mà chúng sẽ đuổi đi để Trần Văn Sửu không làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tốt đẹp của chúng. Nhưng đằng này, thằng Tý đã không làm thế, nó tìm mọi cách để giữ cha lại, nếu cha không ở lại thì nó quyết theo để phụng dưỡng cha chứ nhất quyết không để cha phải sống khổ sở, trốn chui trốn lủi khi tuổi đã đứng bóng. Cuối cùng lòng hiếu thảo của thằng Tý, con Quyên cũng được đền đáp xứng đáng khi cậu ba Giai, con bà Hương quản cho biết là do Trần Văn Sửu đã trốn hơn 10 năm nên vụ án khi xưa không bị truy tố lại nữa. Thế là cha con được đoàn tụ, sống hạnh phúc bên nhau.

Một phần của tài liệu Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác hồ biểu chánh (Trang 55 - 57)