Nhân vật

Một phần của tài liệu Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác hồ biểu chánh (Trang 36 - 47)

5. Cấu trúc luận văn

2.1. Nhân vật

Văn học lấy nhân vật làm đơn vị nghệ thuật cơ bản để phản ánh hiện thực và thể hiện quan niệm của nhà văn về con người. Gắn với thực tiễn sáng tác của mỗi thời đại khác nhau việc thể hiện nhân vật cũng đánh dấu những xu hướng tiến hóa riêng của tư duy nghệ thuật. Nhân vật văn học có thể ví như chiếc chìa khóa dẫn dắt người đọc khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn học trung đại một phương diện tiêu biểu để các nhà văn quốc ngữ học tập và kế thừa.

Quan niệm con người và thế giới nhân vật: Mặc dù vào cuối thế kỷ XIX,

Nho học đã thoái trào nhưng những bài học về đạo lý làm người trong hoàn cảnh mới vẫn còn nguyên những giá trị sâu sắc trong cách hành xử và trong quan niệm của người dân. Do vậy, hầu hết các sáng tác giai đoạn này, kể cả các tiểu thuyết

cảm hứng đạo lý. Mặt khác, quan niệm “văn dĩ tải đạo” đã thịnh hành hàng chục thế kỷ trong văn chương Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc tới tới thế hệ các nhà văn giai đoạn này. Sự kế thừa, tiếp nối cảm hứng tải đạo được các nhà văn giai đoạn này thể hiện rõ nét trong cách xây dựng nhân vật. Đó trước hết là sự đối lập giữa hai tuyến nhân vật: chính –tà, thiện -ác. Những nhân vật chính diện là những nhân vật thuộc phạm trù Cái Thiện: tốt, nghĩa hiệp, xả thân vì nghĩa... Những nhân vật phản diện là những kẻ xấu xa, tham tiền, hám lợi, làm hại người.

Quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, “Ở hiền gặp lành”, “tình cảm gia đình, cha con” trong văn học truyền thống được tái hiện trong văn học giai đoạn này tạo nên một hiệu ứng nữa trong việc xây dựng nhân vật đó là cuộc đời các nhân vật chính được miêu tả theo sự trải dài của số phận. Nhân vật thiện, trải qua nhiều bể dâu, nếm trải nhiều khổ ải được trở về sống hạnh phúc, đoàn viên cùng gia đình. Sự trải dài của số phận nhân vật chính cũng là sự nhất quán của kiểu kết truyền thống với mô típ Gặp gỡ - tai biến – lưu lạc – đoàn viên và trật tự tuyến tính đơn nhất của thời gian trần thuật trong các tiểu thuyết giai đoạn này: Khóc thầm, Tiền bạc bạc tiền, Thầy

thông ngôn (Hồ Biểu Chánh), Tây phương mỹ nhân (Huỳnh Thị Bảo Hòa), Lửa

lòng (Phúc Đức), Người bán ngọc (Lê Hoằng Mưu)...

Một nét tinh hoa trong nghệ thuật xây dựng nhân vật mà các nhà văn giao thời đã chú ý, ghi nhận và tiếp thu từ các nhà Nho trước kia chính là nghệ thuật miêu tả ngoại hình và ngôn ngữ của nhân vật. Miêu tả ngoại hình nhân vật chính là cách thể hiện tính cách số phận nhân vật theo quan niệm cổ xưa “nhìn mặt mà bắt hình dong”, “người làm sao, của chiêm bao làm vậy”. (Những nét đẹp của Kiều dự báo một cuộc sống nhiều bể dâu, sóng gió, trong khi những nét đẹp của Thúy Vân lại gợi ra sự đầy đặn, an bình). Nhà văn giai đoạn này vừa theo nguyên tắc tư duy kiểu nhà Nho, sử dụng các yếu tố thiên nhiên để khắc họa chân dung nhân vật chính diện, vừa hướng đến quan niệm hiện đại xây dựng nhân vật gần gũi với cuộc sống thực bằng các chi tiết cụ thể, đời thường, vốn có của con người. Vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật được số ít các tiểu thuyết gia chú ý tới. Việc miêu tả tính cách nhân vật thông qua hành động và đối thoại cũng được các nhà văn tiếp thu, học hỏi từ văn

học truyền thống. Hầu hết các lời đối thoại mang theo âm hưởng của lối trình diễn của các nhân vật trong các loại hình sân khấu dân gian nên đôi khi còn hạn chế trong việc biểu lộ sắc thái tình cảm của nhân vật.

Một thủ pháp xây dựng nhân vật quen thuộc của văn học truyền thống cũng được nhiều tác giả văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX thường xuyên sử dụng đó là: lấy cảnh tả tình, dùng ngoại cảnh thiên nhiên để miêu tả nội tâm nhân vật. Việc miêu tả nội tâm nhân vật dù ít, dù nhiều cũng đã được các tác giả giai đoạn này sử dụng và bút pháp dùng cảnh để tả tình – “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của văn học trung đại đã được văn học hiện đại tiếp thu, mở rộng nhờ giai đoạn văn học giao thời 1900 -1930 này.

Như vậy, nghệ thuật xây dựng nhân vật theo tuyến nhân vật và theo miêu tả ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật đã được các tiểu thuyết gia đầu thế kỷ XX ghi nhận, kế thừa và đưa vào những yếu tố mới, tạo nên những nhân vật với nhiều biến động về số phận, nhiều đổi thay trong tính cách, hành động và lời nói.

Thế giới nhân vật trong truyện của Hồ Biểu Chánh hiện lên rất đa dạng phong phú. Nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống cũng như phản ánh những ước muốn của tác giả đã thôi thúc nhà văn khám phá, phát hiện, đưa vào tác phẩm những bức chân dung sinh động, mới mẻ. Gần như những tinh hoa của kỹ thuật tiểu thuyết về miêu tả nhân vật “từ điểm nhìn bên ngoài” của tiểu thuyết thuyết truyền thống đều được Hồ Biểu Chánh tiếp thu và sáng tạo, đem đến một thế giới nhân vật nhiều màu sắc.

2.1.1. Xây dựng nhân vật theo tuyến chính – tà với biên độ sống trải rộng.

Hồ Biểu Chánh đã chú ý xây dựng trong tác phẩm của ông một hệ thống nhân vật gồm hai loại người khác nhau, theo hai tuyến nhân vật của văn học truyền thống: chính – tà, thiện - ác. Một bên là đại diện cho cái thiện - nhân vật chính diện, một bên là đại diện cho cái ác - nhân vật phản diện. Nhân vật của ông chủ yếu xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo khó nhưng cũng có những nhân vật xuất thân từ tầng lớp trung lưu, giàu có. Ông luôn có ý định dùng quan niệm đạo lý của dân gian

gió đùa: những người đại diện cho cái thiện như Lê Văn Đó, Ánh Nguyệt, Vương Thể Hùng, Vương Thể Phụng, Thu Vân, ông Sáu Thới.... còn những kẻ đại diện cho cái ác có Phạm Kỳ, vợ chồng Đỗ Cẩm, Đỗ Hải Yến...có những lúc tưởng như cái ác đã chiến thắng, lấn át cái thiện như khi Lê Văn Đó bị bắt trở lại vì muốn cứu một người tù oan hay trên đường trốn cùng Thu Vân lại gặp Phạm Kỳ.... nhưng cuối cùng thì Lê Văn Đó vẫn được hưởng cuộc sống cuối đời thanh thản, hạnh phúc, Thu Vân lấy được người chồng giàu có, hiểu biết. Những nhân vật phản diện phải nhận những kết cục thích đáng: vợ chồng Đỗ Cẩm chết trong nghèo khó, Đỗ Hải Yến chết không toàn thây.

Đoàn Thu Hà, người con gái trong trắng, thánh thiện, giàu tình yêu thương trong Khóc thầm chẳng may lấy phải tên Vĩnh Thái đểu giả, ti tiện, ích kỉ. Tưởng hắn là trí thức Tây học biết yêu thương dân nghèo, lo cho vận nước. Nhưng nào ngờ hắn chỉ là một kẻ giả tạo, lấy được nàng rồi bộ mặt thật của hắn mới lộ diện. Hắn trắng trợn thay đổi mọi chính sách của cha Thu Hà nhằm bóc lột nông dân, thu lợi cho mình. Không chỉ vậy hắn còn ngoại tình với Thị Lựu, vợ một người nông dân thân tín của gia đình Thu Hà. Nhưng rồi cuối cùng thì mọi âm mưu của hắn cũng bị lộ tẩy, hắn và Thị Lựu phải chết trong nhục nhã, ê chề. Thu Hà lại được sống hạnh phúc bên cha và em trai để hàng ngày cùng chăm lo cho những người nông dân hiền lành, tốt bụng.

Trong Ai làm được Khiếu Nhàn, Bạch Tuyết, Chí Đại, Băng Tâm, Trường Khanh đại diện cho những con người tốt bụng, trọng nghĩa, nhân đạo luôn phải tìm cách để chống đỡ lại những âm mưu của bà dì ghẻ Bạch Tuyết, được sự hậu thuẫn của ông quan phủ. Và cũng giống như những câu chuyện cổ tích, những người hiền lành tốt bụng thì được hưởng hạnh phúc, những kẻ độc ác thì bị trừng phạt. Kết thúc truyện, Bạch Tuyết được sống hạnh phúc bên người chồng hiểu biết, hết lòng thương yêu vợ và ông ngoại giàu lòng từ bi cùng những người bạn trọng nghĩa. Còn bà vợ hai của ông quan phủ thì bị trừng phạt đích đáng cho những gì bà đã gây ra.

Khuynh hướng đạo đức của văn học truyền thống trong việc xây dựng tuyến nhân vật được thể hiện rõ trong nhiều tác phẩm khác của Hồ Biểu Chánh. Những

vấn đề thuộc về đạo đức được tác giả bàn nhiều đến như chữ trung trong Ngọn cỏ gió đùa, chữ hiếu trong Cha con nghĩa nặng chữ tiết trong Thầy thông ngôn, chữ

nghĩa trong Ai làm được. Chữ trung trong Ngọn cỏ gió đùa được thể hiện rất rõ trong nhân vật Vương Thể Hùng. Thói đời, người ta hay nói: “Phù thịnh chứ ai phù suy”, nhưng Thể Hùng thì khác, dù Gia Long đã mất, Lê Văn Duyệt cũng không còn nhưng anh vẫn quyết theo Lê Văn Khôi để đòi lại chính nghĩa, danh dự cho Tả quân Lê Văn Duyệt. Anh biết rằng quân triều đình mạnh hơn quân của Lê Văn Khôi rất nhiều, theo Khôi là đi đến cái chết nhưng anh vẫn quyết theo, qua lời tranh luận với cha vợ, có thể thấy rất rõ chí nguyện của Thể Hùng “Ông Khôi đương là đại nghĩa, sao cha kêu lại kêu là đồ ngụy? Phàm đứng anh-hùng, sự nên hư, còn mất, có gì. Mình muốn luận phái quấy, thì xét ở sở hành mà thôi, cần gì xét đến sự kết quả. Ví dầu ông Khôi không thành công đi nữa, danh thơm tiếng tốt của ông vẫn còn roi dấu đời đời, con cháu ngày sau vẫn khen cái giận anh hùng của ông lắm chớ. Người nghĩa sĩ lo là lo cho tròn cái danh tiết, chớ lo chi sự mất còn”. Dù có chết, Thể Hùng cũng quyết bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ lý tưởng, chí nguyện của mình. Trung ở đây không có nghĩa là phải trung thành với vị vua đương nhiệm mà là trung với chính nghĩa, lý tưởng với những điều mình cho là đúng cho dù vị vua hay triều đình mình thờ đã suy vong, không còn. Vì vậy dù có phải hy sinh tính mạng thì Thể Hùng cũng quyết tâm ra đi chiến đấu bảo vệ lẽ phải của mình.

Có một điểm cũng cần nhấn mạnh đó là bên cạnh mô hình hệ thống nhân vật phân chia thành hai tuyến chính – tà với nhân vật chính là đại diện cho cái thiện được kế thừa từ tiểu thuyết và truyện thơ Nôm truyền thống thì Hồ Biểu Chánh đã có sự sáng tạo khi đưa vào tiểu thuyết của mình những kiểu nhân vật chính – phản diện – những nhân vật điển hình cho con người bị lầm lạc, tội lỗi. Đó là nhân vật thầy Thông ngôn trong tiểu thuyết cùng tên, hay Trần Văn Sưu trong Cha con nghĩa nặng cũng vậy. Có thể coi đây như “biểu hiện cho sự rạn vỡ của mô hình tiểu thuyết truyền thống trước một thời đại mới” theo tác giả Phạm Xuân Thạch.

Các câu chuyện kết thúc luôn có hậu, những người hiền lành được hưởng hạnh phúc, những kẻ gian ác bị trừng trị thích đáng. Đây chính là kinh nghiệm xây

dựng nhân vật theo hai tuyến chính – tà của truyện thơ Nôm và tiểu thuyết văn học trung đại mà Hồ Biểu Chánh đã học tập và phát triển phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới. Đó cũng là thông điệp mà Hồ Biểu Chánh muốn gửi đến cho mọi người: hãy luôn sống thật tốt, thương yêu mọi người, có thể ban đầu sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ thậm chí là mất mát nhưng cuối cùng sẽ được đền đáp, được hưởng hạnh phúc. Cuộc sống luôn có quy luật nhân quả!

Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường là những con người nếm trải, cuộc đời nhân vật được miêu tả với biên độ rộng lớn, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Quả vậy, không mấy khi nhân vật tiểu thuyết của ông được sống trong những khoảng đời bình yên, phẳng lặng. Công thức phổ biến của các nhân vật này là “những nhân vật – nạn nhân của số phận bị xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le, những con người bé nhỏ bị thực tại và chính cả những ham muốn, lầm lạc của mình xô đẩy và dẫn đến kết cục bi thảm”. Chính vì công thức này nên sự bi thương trở thành một sắc thái thẩm mỹ chung cho nhiều tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Điều này là tương đồng với tinh thần của kịch hát cải lương – một loại hình sân khấu đặc trưng của văn hóa Nam Bộ. Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thường xuyên phải đặt mình trong các tình huống thách thức, vật lộn hoặc bị truy đuổi quyết liệt. Họ thường trực ý thức và tự ý thức về hoàn cảnh: Lê Văn Đó, Bạch Tuyết.... đều là những con người nếm trải, gặp nhiều oan nghiệt của số phận. Có thể thấy điều này rất rõ thông qua nhân vật Lê Văn Đó: một người nông dân hiền lành, chăm chỉ và hơi chậm hiểu so với người bình thường. Vì thương mẹ, thương cháu anh đã liều mình lấy trộm nồi cám lợn mang về, chẳng may bị bắt. Khi bị bắt, vốn ngốc nghếch nên anh ta không biết phải cãi thế nào nên anh đã bị đi tù mười năm. Thời gian trong tù cũng là khoảng thời gian quan trọng để Lê Văn Đó nếm trải mùi đời và hiểu thêm nhiều về cuộc sống để thấu hiểu những bất công của cuộc sống nói chung của cuộc đời mình nói riêng. Đó chính là những động lực thôi thúc anh cố gắng vượt ngục để về quê. Sau hai lần vượt ngục không thành công, tổng mức án mà anh phải chịu đã lên đến 20 năm. Có thể nói cả quãng đời thanh xuân của Lê Văn Đó đã bị chôn vùi ở chốn lao tù. Ra tù, sau 20 năm mọi thứ của cuộc sống đã

thay đổi rất nhiều, anh lại phải học cách hòa nhập với cuộc sống hiện tại. Nhưng trớ trêu thay, 20 năm sau anh vẫn chỉ là một con người bần cùng của xã hội, vẫn là anh chàng khố rách áo ôm, không xu dính túi, không nơi nương tựa, để rồi lại phải chịu cảnh đói khát, rách rưới, lạnh lẽo. Lần mò kiếm ăn anh đến được một ngôi chùa mà ở đấy có vị sư trụ trì tốt bụng. Chính tại đây anh đã được giác ngộ những chân tu đạo Phật để sau này trở thành một người nhân đạo luôn hết lòng giúp đỡ người cùng khổ. Anh đổi tên là Chánh Tâm, đến Cần Đước, vùng đất hoang để khai khẩn đồng ruộng, làm việc thiện giúp bà con nông dân. Nhờ những việc làm đó mà Lê Văn Đó được triều đình phong là Thiên Hộ. Cuộc đời ông tưởng đến đây là sung sướng, là an nhàn. Nhưng không dừng lại ở đó, vì thương một người tù bị nghi oan là mình năm xưa, ông đã ra đầu thú để rồi một lần nữa ông lại phải vào tù mang theo lời hứa cứu, nuôi nấng Thu Vân với Ánh Nguyệt. Chính lời hứa này đã thôi thúc ông vượt ngục đi tìm Thu Vân. Trải qua bao khó khăn vất vả ông đã nuôi nấng Thu Vân thành người và cũng mong muốn nàng tìm được tấm chồng để nương tựa khi ông khuất núi. Nhưng oan nghiệt thay, một lần nữa ông lại gặp Phạm Kỳ, kẻ trung thành với chế độ phong kiến, phục tùng mệnh lệnh một cách cứng nhắc, và một lần nữa bị hắn truy đuổi. Trải qua bao khó khăn, sóng gió ông cũng được hưởng cuộc sống thanh thản, an nhàn khi Thu Vân lấy được tấm chồng như ý, ông ra đi mà như trở về cõi Phật. Cuộc đời Lê Văn Đó là cả một hành trình đi từ bóng tối u mê đến ánh sáng của cõi Phật, ông đã phải nếm trải biết bao cực nhọc, hiểm nguy để đến cuối đời được thanh thản, tâm hồn được siêu thoát.

Trong Ai làm được, Bạch Tuyết cũng là nhân vật phải trải qua biết bao khó khăn, hiểm nguy để có được cuộc sống thanh thản, hạnh phúc bên chồng. Sinh ra là con quan phủ, có ông ngoại giàu có nhưng nàng không hạnh phúc vì mẹ mất sớm, nàng sống cùng bố và dì ghẻ. Nhìn bề ngoài, nàng được dì ghẻ chăm sóc rất tốt và

Một phần của tài liệu Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác hồ biểu chánh (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w