Mùi hôi phát sinh trong nhà xưởng sản xuất gồm:
- Mùi hôi sinh ra từ quá trình chống đông mủ do bổ sung amoniac (NH3). - Mùi hôi acid acetic từ các mương đánh đông mủ tinh.
- Mùi hôi H2S từ nước thải cao su.
Nồng độ NH3, H2S trong không khí tại một số nhà máy chế biến mủ cao su có
công nghệ tương tự tại tỉnh Bình Phước được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.2: Nồng độ NH3, H2S trong không khí tại một số nhà máy chế biến mủ cao su
STT Tên Nhà máy-Vị trí lấy mẫu
Nồng độ (mg/m3)
NH3 H2S
1 Nhà máy Quản Lợi – Công ty cao su Bình Long
- Công đoạn đánh đông - Khu vực máy cán, lò xông 1,57 0,82 0,35 0,65
2 Nhà máy Phước Bình – Công ty Phú Riềng
- Công đoạn cán băm - Công đoạn xông, sấy - Công đoạn đánh đông
0,85 0,32 0,53 0,53 0,53 0,38 3 Nhà máy Tân Biên – Cao
su Tân Biên
- Công đoạn đánh đông - Công đoạn xông, sấy
1,8 0,95
- -
Nguồn: Trung tâm Công nghệ môi trường – ECO, 1999
Ngoài ra, ô nhiễm mùi còn phát sinh từ nguyên liệu đổ bừa bãi trong khu vực sản xuất cùng với mùi hôi từ mương dẫn nước thải gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp sản xuất và môi trường xung quanh nhà xưởng.
Mùi hôi từ các nhà máy chế biến mủ cao su thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ có thể gây nhiễm độc cấp tính cho công nhân thường xuyên tiếp xúc. Tuy nhiên, công ty thiết kế nhà xưởng thông thoáng kết hợp với khuôn viên nhà máy rộng rãi, xung quanh là rừng cao su nên ảnh hưởng của mùi hôi đến môi trường xung quanh là không đáng kể.