Lựa chọn phương án.

Một phần của tài liệu Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su Hiệp Thành Bình Dương công suất 500 m3 ngày.đêm (Trang 100 - 104)

D. LƯỢNG OXY CẦN THIẾT: (Theo TS.Trịnh Xuân Lai Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải).

b) Tổng lượng bùn:

6.6 Lựa chọn phương án.

Như vậy qua quá trình tính toán sơ bộ thì giá để xử lý 1m3 nước thải theo phương án 1 là 5.000 đồng/m3, theo phương án 2 là 5.200 (đồng/m3). Ở phương án 1 thì chiếm diện tích mặt bằng là 3.443m2 và ở phương án 2 là 1.546m2, tổng thời gian lưu nước cho toàn bộ quá trình xử lý ở phương án 1 là 9 ngày và ở phương án 2 là 3,2 ngày. Ở hai phương án xử lý điều trải qua quá trình xử lý sinh học và quá trình xử lý sinh học đó diễn ra trong các môi trường phân huỷ khác nhau:

Phương án 1: Hồ kị khí – Hồ thiếu khí – Hồ hiếu khí.

Như vậy cả hai phương án thiết kế điều đáp ứng được quá trình xử lý kết hợp COD, BOD, N, P và nước thải ra đạt cột B TCVN 5945 – 1995 đổ ra suối Bến Ván. Nhưng mỗi phương án điều có những mặt hạn chế của nó, vì vậy việc lựa chọn phương án thiết kế phải xem xét đến nhiều yếu tố:

• Chi phí xây dựng.

• Hiệu quả xử lý.

• Diện tích mặt bằng.

Phương án Ưu điểm Nhược điểm

Phương án

1 - Giá thành xử lý của 1 m 3 nước thải rẻ hơn phương án 2.

- Tổng thời gian lưu nước cho toàn hệ thống là 9 ngày và hệ thống xử lý chịu được sự biến đổi về tải trọng của các chất ô nhiễm và hiệu quả xử lý cao hơn phương án 2.

- Hệ thống vận hành đơn giản hơn phương án 2.

- Diện tích mặt bằng xây dựng lớn hơn phương án 2.

Phương án

2 - Diện tích mặt bằng xây dựng nhỏ hơn phương án 1. - Giá thành xử lý 1m

3 nước thải lớn hơn phương án 1. - Tổng thời gian lưu nước của

hệ thống là 3,2 ngày và tại bể Aerotank hỗn hợp thì rất khó tạo ra sự thay đổi liên tiếp từ môi trường Thiếu khí đến Hiếu khí và ngược lại trong điều kiện nhân tạo. Vì vậy hiệu quả xử lý thấp hơn phương án 1.

- Quá trình vận hành hệ thống phức tạp và tốn nhiều năng lượng hơn phương án 1.

Kết luận:

Từ những yếu tố đã phân tích, chọn phương án 1 làm phương án thiết kế cho hệ thống xử lý nước thải cho dây chuyền chế biến mủ Latex của nhà máy cao su Hiệp Thành – Bình Dương với công suất thiết kế 500m3/ngày.

Chương 7: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 7.1 Kết luận.

 Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cao su là một trong những ngành góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

 Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cao su đã đem lại những ảnh hưởng xấu đến các vấn đề môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí.

 Tuỳ theo công nghệ sản xuất, loại hình sản phẩm mà nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất và chế biến cao su có sự biến đổi khác nhau. Nhìn chung nước thải ngành sản xuất và chế biến cao su chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao gấp nhiều lần so với nước thải đô thị và một số ngành sản xuất khác.

 Đã có nhiều nghiên cứu về công nghệ xử lý nước thải của ngành chế biến cao su, tuỳ theo đặc trưng của từng loại nước thải cao su mà áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp. Trong đó quá trình xử lý sinh học diễn ra trong sự thay đổi giữa các môi trường Kị khí – Thiếu khí – Hiếu khí là phù hợp cho nước thải sinh ra từ quá trình chế biến mủ Latex.

 Trong quá trình xử lý nước thải chế biến mủ Latex, ở công đoạn keo tụ – tạo bông sử dụng PAC thì đạt được hiệu quả và mang tính kinh tế cao hơn so với phèn nhôm.

 Do nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất và chế biến cao su cao nên chi phí xử lý cho 1m3 nước thải cao, 5.000 - 6.000 đồng/m3 nước thải.

 Vấn đề mùi hôi tại các cơ sở sản xuất và chế biến cao su vẫn chưa được giải quyết.

7.2 Kiến nghị.

 Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về biện pháp xử lý nước thải chế biến cao su và nghiên cứu xử lý kết hợp mùi hôi trong nước thải chế biến cao su.

 Cần xây dựng tiêu chuẩn thải đặc thù cho ngành công nghiệp chế biến cao su. Vì nước thải ngành sản xuất và chế biến cao su mang tính đặc thù, trong đó một số chỉ tiêu vựơt tiêu chuẩn quy định rất nhiều (VD: Amoniac trong nước thải cao su rất cao, dao động trong khoảng 130 – 840 mg/l, theo tiêu chuẩn 5945 – 1995 thì nước thải loại A là 0,1mg/l – loại B là 1mg/l – loại C là 10mg/l) . Vì vậy việc xử lý nước thải của ngành sản xuất và chế biến cao su dựa theo những tiêu chuẩn chung cho tất cả các ngành sản xuất khác là không phù hợp.

 Do chi phí xây dựng và xử lý nước thải sản xuất và chế biến cao su lớn, do đó không tạo ra sự chủ động trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất và chế biến cao su hoặc có xây dựng thì phần lớn chỉ mang tính tạm thời. Do đó cần có những qui định cụ thể đối với các cơ

sở sản xuất và chế biến cao su để đảm bảo các vấn đề về môi trường. Bên cạnh đó cần có những chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra sự chủ động trong công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất nói chung và ngành chế biến cao su nói riêng.

Một phần của tài liệu Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến cao su Hiệp Thành Bình Dương công suất 500 m3 ngày.đêm (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w