2. Chất thải rắn công nghiệp và nguy hạ
6.3 Dây chuyền công nghệ xử lý.
Phương án1 :
Toàn bộ nước thải sinh ra từ dây chuyền chế biến mủ Latex được thu gom vào hệ thống thoát nước thải và được dẫn đến ngăn tiếp nhận, trước ngăn tiếp nhận có đặt song chắn rác (SCR) làm bằng inox nhằm loại bỏ các tạp chất, rác bẩn có kích thước lớn để không làm ảnh hưởng các công trình xử lý tiếp sau. Nước thải sau khi qua SCR được đưa đến bể gạn mủ, chức năng chính của bể gạn mủ là thu hồi lại lượng mủ còn dư và loại bỏ được một phần chất ô nhiễm. Nước thải sau khi qua bể gạn mủ sẽ chảy qua Hồ điều hoà, hồ điều hoà có nhiệm vụ là điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải trong các giờ khác nhau, tạo điều kiện hoạt động ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo. Tại Hồ điều hoà có đặt một hệ thống cấp khí từ máy nén khí vào dưới đáy hồ trộn điều nước thải, tránh hiện tượng lắng cặn trong hồ và quá trình phân huỷ kị khí.
Từ hồ điều hoà nước thải được bơm đến bể khuấy trộn, tại đây sẽ cho vào hoá chất là NaOH và PAC theo liều lượng trong thí nghiệm (pH tối ưu là 7,5 và PAC là 400mg/l). Nước từ bể khuấy trộn được đưa sang bể tạo bông, nhiệm vụ của bể
tạo bông là tạo ra những bông cặn lớn có khả năng lắng cao. Nước từ bể tạo bông sẽ đưa sang bể lắng đứng, tại đây bông cặn sẽ được lắng và phần cặn lắng sẽ được bơm tới sân phơi bùn, phần nước trong sau khi lắng sẽ được đưa đến Hồ kị khí.
Trong môi trường phân huỷ kị khí (anaerobic) ngoài khả năng loại bỏ được BOD thì tại đây vi khuẩn kị khí sẽ tác động đến các axic béo bay hơi có sẵn trong nước thải để giải phóng Photpho. Nước thải sẽ được dẫn đến Hồ thiếu khí, trong môi trường phân huỷ thiếu khí (anoxic) thì vi khuẩn sẽ thu năng lượng để tăng trưởng từ quá trình chuyển hoá NO3- thành khí N2 và dùng nguồn cacbon sinh ra từ quá trình khử BOD để tổng hợp thành tế bào. Sau đó, nước thải sẽ được dẫn qua Hồ hiếu khí, tại đây oxy được cung cấp bằng thiết bị làm thoáng bề mặt, trong môi trường hiếu khí (aerobic) cũng xẩy ra quá trình phân huỷ chất hữu cơ, NH4+ sẽ bị khử thành NO3-, vi khuẩn trong môi trường hiếu khí sẽ hấp thụ Photpho cao hơn mức bình thường. Photpho lúc này không những cần cho việc tổng hợp tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được vi khuẩn chứa thêm một lượng dư vào trong tế bào để sử dụng cho những giai đoạn hoạt động tiếp theo. Nước thải sau khi qua Hồ hiếu khí sẽ được tuần hoàn lại hồ kị khí để hoàn tất quá trình khử NH4+.
Sau cùng nước thải sẽ được dẫn sang Hoà lắng nhằm loại bỏ cặn lắng (chủ yếu cặn Photpho) và kết hợp nuôi lục bình để diệt tảo.
Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cột B TCVN 5945 – 1995 được đổ ra suối Bến Ván.
Sơ đồ quy trình xử lý tại các hồ sinh học:
Quá trình xử lý nước thải trong hệ thống các hồ sinh học: Hồ kị khí – Hồ thiếu khí – Hồ hiếu khí thì giúp xử lý kết hợp các chất ô nhiễm hữu cơ (COD, BOD) và các chất dinh dưỡng(N, P). Hệ thống các hồ sinh học tạo điều kiện cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng diễn ra hoàn chỉnh hơn và nguồn năng
lượng sinh ra trong quá trình này có thể sử dụng cho quá trình khác mà không cần cung cấp từ ngoài vào. Đối với các chất dinh dưỡng như Nitơ, Photpho thì để có thể xử lý chúng cần có sự thay đổi giữa các môi trường phân huỷ khác nhau. Quá trình khử Nitơ thì cần có sự kết hợp giữa môi trường hiếu khí – thiếu khí, trong môi trường hiếu khí thì diễn ra quá trình khử NH4+ thành NO3-, trong môi trường thiếu khí thì NO3- bị khử thành khí N2. Quá trình khử photpho thì cần có sự thay đổi giữa môi trường kị khí – hiếu khí thì hiệu quả xử lý Photpho đạt hiệu quả cao hơn. SVTH : Võ Thanh Phong Hồ kị khí (Anaerobic), giải phóng Photpho và khử BOD Hồ thiếu khí (Anoxic), khử NO3- và khử BOD Hồ hiếu khí (Aerobic), khử BOD, NH4+, hấp thụ Photpho Hồ lắng xử lý bổ sung Bể lắng đứng Q/2 Q Q/2
Hình 6.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ theo phương án 1.
Nước thải đầu vào Nước thải
đầu vào chắn rácSong Bể gạn mủ
Hồ điều
hoà Bể khuấy trộn Bể bể tạo bông Bể lắng đứng
Hồ kị khí Hồ thiếu khí Hồ hiếu khí Hồ lắng xử lý bồ xung Nước thải đầu ra Nước thải đầu ra Sân phơi bùn NaOH + PAC Thiết bị làm thoáng bề mặt Máy nén khí
Phương án 2:
Toàn bộ nước thải sinh ra từ dây chuyền chế biến mủ Latex được thu gom vào hệ thống thoát nước thải và được dẫn đến ngăn tiếp nhận, trước ngăn tiếp nhận có đặt Song chắn rác (SCR) làm bằng inox nhằm loại bỏ các tạp chất, rác bẩn có kích thước lớn để không làm ảnh hưởng các công trình xử lý tiếp sau. Nước thải sau khi qua SCR được đưa đến Bể gạn mủ, chức năng chính của bể gạn mủ là thu hồi lại lượng mủ còn dư và loại bỏ được một phần chất ô nhiễm. Nước thải sau khi qua bể gạn mủ sẽ chảy qua Hồ điều hoà, hồ điều hoà có nhiệm vụ là điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải trong các giờ khác nhau, tạo điều kiện hoạt động ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo. Tại hồ điều hoà có đặt một hệ thống cấp khí từ máy nén khí vào dưới đáy hồ để xáo trộn điều nước thải, tránh hiện tượng lắng cặn trong hồ, quá trình phân huỷ kị khí .
Từ hồ điều hoà nước thải được bơm đến bể Bể khuấy trộn, tại đây sẽ cho vào hoá chất là NaOH và PAC theo liều lượng trong thí nghiệm (pH tối ưu là 7,5 và PAC là 400mg/l). Nước từ bể khuấy trộn được đưa sang Bể tạo bông, nhiệm vụ của bể tạo bông là tạo ra những bông cặn lớn có khả năng lắng cao. Nước từ bể tạo bông sẽ đưa sang Bể lắng I, tại đây bông cặn sẽ được lắng và phần cặn lắng sẽ được bơm tới Sân phơi bùn, phần nước trong sau khi lắng sẽ chảy đến bể UASB (anaerobic) nước thải sẽ đưa đến hệ thống các bể thiếu khí (Anoxic) và bể hiếu khí (Aerobic), đó là hệ thống 4 bậc được BARNARD đề nghị đề xử lý kết hợp BOD, Nitơ, Photpho.
Sau đó nước được dẫn sang Bể lắng II, lượng bùn hoạt tính sau khi lắng, một phần sẽ được tuần hoàn lại hệ thống bể và một phần đưa đến Sân phơi bùn. Sau cùng nước thải sẽ được dẫn sang Hồ lắng xử lý bổ xung. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 1995 cột B được đổ ra suối Bến Ván.
Hình 6.3 : Sơ đồ dây chuyền công nghệ theo phương án 2
Nước thải đầu vào Nước thải
đầu vào chắn rácSong
Bể gạn mủ Hồ điều hoà Bể khuấy trộn Bể bể tạo bông Bể lắng I Hồ lắng xử lý bổ xung Nước thải đầu ra Nước thải đầu ra Sân phơi bùn Bể lắng II NaOH + PAC Anoxic (Thiếu khí) Aerobic (Hiếu khí) Anoxic (Thiếu khí) Aerobic (Hiếu khí) Bùn tuần hoàn Sân phơi bùn Bể Aerotank kết hợp xử lý BOD, NH4+, NO3- Bể UASB Máy nén khí Máy nén khí Máy nén khí