SVTH : Võ Thanh Phong Cán kết 1 Cán kết 2 Mủ nước Cán kéo Băm tinh Cán kết 3 Lò sấy Ép kiện Thành phẩm 3L, 5L Đánh đông Acid acetic 2% Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải Nước thải
Hình 4.1: Quy trình sản xuất và các công đoạn sinh ra nước thải.
Mô tả quy trình sản xuất:
Nguyên liệu thô (mủ nước) được vận chuyển từ các tiểu điền cao su về được pha trộn với các hóa chất đặc biệt (acid acetic) để đánh đông mủ cao su. Sau công
đoạn đánh đông, các khối mủ cao su được ép mỏng, cắt thành các miếng nhỏ và băm thành hạt.
Công đoạn sấy: mủ cao su được băm nhỏ sẽ được bơm qua hệ thống phân phối
làm ráo nước và tạo xốp, đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 110-1200C. Lò sấy là thiết bị hoạt động hoàn toàn tự động từ khâu nhập nguyên liệu, kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm. Khi độ ẩm đạt 0,8% và các chỉ tiêu PO, PRI, mủ được đưa ra khỏi lò sấy.
Hoàn thiện sản phẩm: sau khi sấy, mủ cao su được đưa qua khâu cán ép dập thành khối khoảng 34 kg, qua hệ thống kiểm tra trọng lượng và dò kim loại rồi cho vào bao PE đóng pallete gỗ hoặc bopallete trần để xuất khẩu.
4.4 Các vấn đề về môi trường của nhà máy chế biến cao su Hiệp Thành.
4.4.1 Các vấn đề về ô nhiễm không khí.
Nguồn ô nhiễm không khí trong giai đoạn hoạt động của Nhà máy bao gồm: - Bụi sinh ra do đốt nhiên liệu chạy máy sấy cùng với các khí thải SO2, CO, NO2, THC…
- Các tác nhân vật lý như tiếng ồn, độ rung, nhiệt…sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy.
- Bụi và khí thải của các phương tiện giao thông ra vào khuôn viên Nhà máy. - Bụi sinh ra trong các công đoạn chuyên chở, tiếp nhận nguyên liệu.
- Mùi hôi (NH3) sinh ra từ quá trình chống đông, từ các mương đánh đông mủ tinh (hơi acid acetic), từ khu vực kho chứa nguyên liệu, từ khu vực lò sấy (mùi hôi tự nhiên của cao su).
- Mùi hôi do sự lên men và phân hủy kị khí chất hữu cơ trong nước thải từ hệ thống xử lý nước thải.