Thành công

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 65 - 71)

Từ những dữ liệu cụ thể nêu trên, cho thấy thực trạng PTNN theo hướng bền vững ở Thái Bình đạt được những thành tựu sau:

2.3.1.1. Ổn định chính trị

Cùng với cả nước, trong những năm qua, tình hình chính trị ở Thái Bình có sự ổn định vững chắc từ nông thôn đến đô thị, thành phố. Có phong trào được Đảng, chính quyền, đoàn thể phát động đều được sự đồng tình hưởng ứng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Sự ổn định chính trị có nhiều nhân tố, trong đó phải kể đến vai trò của ngành nông nghiệp. Trong những năm qua, nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình về cơ bản phát triển theo hướng bền vững. Chính nông nghiệp luôn được mùa tạo thế bình ổn cho hơn 80% cư dân của tỉnh Thái Bình sống ở vùng nông thôn rộng lớn. Một biểu hiện hết sức sinh động là trong những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngành công nghiệp, dịch vụ ở nước ta gặp nhiều khó khăn nhiều cơ sở sản xuất đình đốn, hàng vạn công nhân có gốc ở Thái Bình ở khắp các thành phố bị đẩy ra khỏi các quá trình sản xuất công nghiệp, chính trong tình hình như thế nông thôn, nông nghiệp, nông dân lại là địa bàn cưu mang một cách yên lành tất cả con em của mình. Nông nghiệp được mùa cũng góp phần tạo cho giá cả sinh hoạt toàn xã hội đỡ đi một phần lạm phát, góp phần bảo đảm cuộc sống cho nhân dân Thái Bình.

Hệ thống chính trị là cấp lãnh đạo trực tiếp, có vai trò rất quan trọng ở cơ sở. Hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường có yếu tố quan trọng phát triển bền

vững, lại có tác động trở lại, trở thành nhân tố bảo đảm cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về PTNN, nông thôn một cách nghiêm túc. Nhận thức điều này trong xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn luôn có ba vấn đề Tỉnh thường xuyên quan tâm: (1) xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ lãnh đạo cơ sở; (2) tăng cường củng cố tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở nông thôn phù hợp; (3) quan tâm đến chính sách với cán bộ cơ sở. Hiện nay, số cơ sở Đảng trong sạch chiếm 80% tổng số cơ sở Đảng trong toàn Tỉnh, số chính quyền cơ sở đạt vững mạnh 87%, số Mặt trận Tổ quốc đạt vững mạnh 83,78%, số Hội nông dân đạt vững mạnh 85,6%, số Hội phụ nữ đạt vững mạnh 89%, Hội cựu chiến binh đạt vững mạnh 98,26%, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh 75%.

2.3.1.2. Phát triển kinh tế ổn định và có hiệu quả

Bảng 2.5. Tổng hợp diện tích, sản lượng, năng suất, giá trị sản xuất cây lương thực

Số TT Năm D.tích Cây lương thực (ha) TSL lương thực (tấn) Năng suất BQ/ha/ vụ (tạ) BQ lương thực/ người (kg) Giá trị SX cây lương thực theo giá thực tế (triệu VNĐ) Giá trị SX/ha đất trồng trọt theo giá thực tế (triệu VNĐ) 1 2006 166011 1.122.000 65,095 611 2.909.828 42,0 2 2007 174151 1.063.000 61,67 651 3.146.555 47,8 3 2008 177624 1.154.200 65,67 683 4.301.241 65,6 4 2009 175643 1.154.600 66,15 698 4.459.052 67,1 5 2010 175602 1.153.200 66,37 723 4.959.648 68,0 6 2011 175548 115.300 67,52 687 4959723 72,4 7 2012 175506 115.120 67,78 669 4960201 79,5

Nguồn: Từ tổng hợp niên giám thống kê năm 2012

Một là, Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong giai đoạn 2006 - 2012 tăng trưởng theo hướng tích cực, bình quân tăng 2,5%/năm. Trong đó lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Đối với trồng trọt: tuy diện tích trồng cây lương thực có giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao thông và đô thị nên tổng sản lượng lương thực bình quân/người có giảm…nhưng giá trị sản xuất tăng 1,5 lần, giá trị sản xuất/ha gấp 1,98 lần so với năm 2006. Điều đó phản ánh nông nghiệp Thái Bình đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, coi trọng giá trị hơn là giá trị sử dụng đơn thuần mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực.

Hai là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ.

Nếu năm 2006 cơ cấu nông nghiệp là 25,59%, công nghiệp xây dựng là 34,29%, dịch vụ là 40,12% thì đến năm 2012 cơ cấu là nông nghiệp 20,7%, công nghiệp xây dựng 46,2%, dịch vụ 31,1% (xem biểu đồ 2.2)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012

Quá trình CDCCKT đã thúc đẩy phân công lại lao động, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm đáng kể, xây dựng, dịch vụ tăng cao, lao động trọng nông nghiệp giảm đáng kể. Nếu năm 2006 cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp là 65,49%, công nghiệp - xây dựng là 26,06%, dịch vụ là 8,45% thì đến năm 2012 là 58,49 - 27,03 - 14,48 [13, tr.20].

Trong cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, lâm nghiệp. Nếu

năm 2006 cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi, thủy sản - dịch vụ là 63,56 - 33,23 - 3,21 [45, tr.11] thì đến năm 2012 là 58,72 - 38,37 - 2,91 [45, tr.3].

Biểu 2.3. Diện tích, sản lượng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (2006-2012)

Nguồn: Từ tổng hợp niên giám thống kê năm 2012

Trong những năm gần đây trồng trọt đã có sự chuyển dần sang hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển với nhiều loại hình tổ chức sản xuất như chăn nuôi gia đình, trang trại, bán công nghiệp, công nghiệp. Từ năm 2006 đến nay lĩnh vực thủy sản được chú trọng phát triển mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng đang là xu hướng trở thành ngành sản xuất chính (xem biểu đồ 2.3). Đây là lĩnh vực hiện nay đem lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa từ 2 - 4 lần.

Sản xuất nông nghiệp phát triển, nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mở rộng phát triển, thu hút thêm lao động, tạo nhiều việc làm mới ở nông thôn. Tỉnh cũng đã triển khai nhiều chương trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005, chương trình giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2006 - 2010, dự án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011- 2015…và đạt kết quả tích cực. Do

đó, thời gian lao động trong nông thôn đã tăng từ 72,63% năm 2001 lên 88% năm 2012 [46,tr.12].

2.3.1.3. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, nông dân là lực lượng lao động nông nghiệp, địa bàn cư trú là nông thôn. Xây dựng tốt môi trường xã hội nông thôn chính là giải quyết nhu cầu “tinh thần” một trong hai nhu cầu cơ bản (vật chất, tinh thần) để đảm bảo tái sản xuất ra sức lao động cho nông nghiệp. Cho nên, cùng với chính sách đầu tư xây dựng nông thôn mới, nhiều chính sách đối với nông dân, nông thôn bước đầu thực hiện thành công và được triển khai rộng như chương trình xóa đói giảm nghèo. Năm 2006 đạt 514.000 đồng/người/tháng, năm 2012 đạt 1.516.000 đồng/người/ tháng [45, tr.183]. Đến nay Thái Bình cũng đã cơ bản xóa được đói và được giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo (2006 - 2012) trong thời gian qua Thái Bình đã thực hiện tốt việc lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển KT - XH hướng vào mục tiêu giảm nghèo nên đã giảm được 60.578 hộ nghèo tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5%, từ 5,3% năm 2006 xuống còn 2,8% năm 2012 [45, tr.13].

Ngoài ra Tỉnh còn thực hiện chính sách tín dụng, bảo hiểm y tế đối với người nghèo, cận nghèo; xóa nhà vách đất, tranh tre cho đối tượng chính sách. Đến nay toàn Tỉnh đã hoàn thành xóa xong nhà tranh tre vách đất cho hộ nghèo; trợ cấp xã hội… Nhiều phong trào xã hội lớn hướng về nông thôn như phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; phong trào xây dựng làng, khu dân cư văn hóa, gia đình văn hóa…được thực hiện. Năm 2012 toàn Tỉnh có 85,6% gia đình văn hóa, 58,45 làng, khu dân cư văn hóa, 84,2% số làng, khu dân cư tiên tiến.

Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội có sự phát triển. Tỷ lệ trẻ em đi học tiểu học đúng độ tuổi cao, năm 2006 tỷ lệ trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi đạt 97,8% thì đén năm 2012 đạt 100%, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm,

không có dịch bệnh lớn xảy ra. Các điểm bưu điện văn hóa, nhà văn hóa xã, thôn, khu dân cư có nhiều hoạt động, thu hút nhiều người dân tham gia.

Nhiều lễ hội văn hóa truyền thống lành mạnh của lãng, xã được khôi phục, duy trì cùng với các phong trào văn hóa, thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ phát triển ở nhiều nơi, đi đôi với bài trừ các phong tục thói quen, các hủ tục lạc hậu được quan tâm nhiều hơn… Các chủ trương, chính sách xã hội có tác dụng nhất định trong xây dựng môi trường nông thôn lành mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1.4. Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ

Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã bước đầu quan tâm đến thực hiện các biện pháp tích cực trong phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với khôi phục, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro, tích cực góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Đã triển khai và thực hiện đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, xử lý chất thải chăn nuôi bằng Biogas, sử dụng quy trình khép kín ngay từ khâu quy hoạch đến khâu tổ chức sản xuất và sử lý các nguồn thải với khâu quy trình khoa học không để ô nhiễm nguồn nước, không khí tạo năng lượng sạch phục vụ ngay chính chuồng trại hợp vệ sinh tương ứng 50,9% số chuồng trại hiện có. Thực hiện chương trình dự án khí sinh học Biogas trong các trại chăn nuôi để giảm ô nhiễm môi trường tạo khí đốt cho nông hộ, trên toàn Tỉnh đến nay có 9000 hầm khí Biogas [49, tr.15].

Trong trồng trọt, ở một số địa phương trong Tỉnh như xã Quỳnh Hải, Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ; xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy; xã Đô Lương, Đông Cường, huyện Đông Hưng nông dân đã bắt đầu ứng dụng nhiều mô hình sản xuất sạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm ít tác hại tới môi trường như vùng trồng dưa bao tử, khoai tây ở xã, vùng trồng xa lát ở xã. Nông dân ở đây đã biết lợi dụng đất bãi có nhiều phù sa thuận lợi cho cây trồng và ý thức được giá trị của sản phẩm sạch, chăm sóc chủ yếu dùng sản phẩm phân vi sinh từ giác thải nông nghiệp, phân chuồng đã qua xử lý chống thoái hóa đất, làm tốt công tác quản lý dịch hại

tổng hợp, sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh phòng trừ sâu hại nên đã tạo sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.

Về sử dụng và bảo vệ các nguồn lực tự nhiên giảm thiểu và đi đến loại trừ ô nhiễm môi trường sống. Nhận thức và quán triệt đầy đủ các chính sách pháp luật nhà nước như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, luật bảo vệ đất đai, Luật khoáng sản, luật tài nguyên…liên quan đến sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên trong nông nghiệp. Thái Bình đã có sự chỉ đạo triển khai cụ thể để kết hợp giữa phát triển nông nghiệp với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.

Đến nay, Tỉnh đang tập trung vào việc nâng cấp rừng phòng hộ, vườn thực vật và chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Bằng một loạt các biện pháp từ tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường đến đẩy mạnh xã hội hóa để khai thác nhiều nguồn vốn đầu tư từ tài trợ ODA, vay của các tổ chức quốc tế đến ngân sách và huy động sức dân… Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Thái Bình bước đầu đã đạt kết quả. Năm 2012 toàn Tỉnh đã có 87,6% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 63,3% chuồng, trại chăn nuôi hiện có hợp vệ sinh, 58% số hộ có hố xí hợp vệ sinh [49, tr.20].

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 65 - 71)