Nhóm giải pháp về các nguồn lực cơ bản

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 94 - 111)

3.3.2.1. Huy động và sử dụng có hiệu qủa đất đai theo hướng bền vững

Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Nó tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Đất đai sử dụng trong nông nghiệp có những đặc điểm khác với tư liệu sản xuất khác, nó không tự sinh sôi, nảy nở mà bị giới hạn về số lượng và là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Vì vậy, khai thác có hiệu qủa nguồn lực đất đai là nhân tố quan trọng để PTNN theo hướng bền vững. Từ thực trạng sử dụng đất đai cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thời gian qua trên địa bàn Tỉnh có nhiều bất cập, vừa lãng phí vừa thiếu sự quy hoạch và sử dụng không hợp lý. Để nông nghiệp có được sự phát triển theo hướng bền vững cần tập trung quản lý và sử dụng đất đai với những biện pháp sau:

Thứ nhất, tiến hành khảo sát đánh giá lại đất đai theo số lượng và chất lượng và các điều kiện gắn với đất đai làm cơ sở cho việc phân loại, bố trí, quy hoạch và sử dụng đất đai theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa bàn.

Việc điều tra đánh giá phân loại đất, một mặt nhằm đánh giá chính xác tiềm năng đất đai có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, mặt khác nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc bố trí sử dụng đất đai. Điều tra quy hoạch đất đai giúp cho các cơ quan chức năng có những luận cứ khoa học trên cơ sở đó sẽ quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp với những loại giống cây trồng phù hợp, khai thác lợi thế của từng địa phương, vùng sản xuất. Ngoài ra đánh giá chính xác các loại đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với

trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phát huy lợi thế, nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, tiện lợi cho chế biến và tiêu thụ, khắc phục được tình trạng manh mún và phân tán trong sản xuất. Đánh giá số lượng, chất lượng đất đai là hai mặt của điều tra cơ bản nguồn tài nguyên đất. Đây là công việc cần thiết nhưng hết sức tốn kém. Vì vậy, cần tiến hành từng bước, có sự đầu tư và phối hợp với các ngành khoa học khác.

Thứ hai, đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp, đồng thời tích cực mở rộng diện tích bằng khai thác và tăng vụ.

Thâm canh là con đường phát triển chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Do diện tích bề mặt của ruộng đất có hạn, để tạo ra ngày càng nhiều nông sản phải tăng cường khai thác theo chiều sâu của đất đai. Đó là con đường PTNN theo hướng CNH, HĐH. Thâm canh phải được thực hiện toàn diện, liên tục và phải coi trọng tính hiệu quả, phải gắn thâm canh với quá trình bồi dưỡng ruộng đất.

Thứ ba, phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt là việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích khác.

Đất đai là địa bàn để con người cư trú, đồng thời là nguồn lực, là tư liệu sản xuất đặc biệt nên hết sức nhạy cảm đối với đời sống xã hội. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có trở lên giàu có, ấm no, hạnh phúc, có sự phát triển bền vững hay không phụ thuộc rất lớn vào chính sách đất đai. Trong quá trình CNH, HĐH nói chung và xây dựng, phát triển các khu công nghiệp nói riêng, nhiều làng mạc, diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước thu hồi để phát triển các đô thị, các khu du lịch, thể thao, biệt thự, các khu nhà trung cư, đường giao thông…Thái Bình cũng không nằm ngoài quá trình đó. Nhưng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như thế nào để đảm bảo tính bền vững của an ninh lương thực, đảm bảo nguồn sống cho nông dân, nông thôn đó là bài toán khó.

Nếu lấy đất nông nghiệp một cách ồ ạt, thiếu tính toán đến lợi ích của nông dân, lợi ích của người được xã hội giao quyền sử dụng đất sẽ nảy sinh những vấn đề bất cập trong quá trình phát triển. Thái Bình là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh so với cả nước, nhu cầu chuyển một phần đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, xây

dựng các khu công nghiệp, giao thông là rất lớn. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH thì một phần diện tích không nhỏ đất nông nghiệp chuyển sang phục vụ phát triển công nghiệp. Hiện nay, đất nông nghiệp ở Tỉnh với quá trình CNH, HĐH giai đoạn 2006 - 2010 đã giảm 6.784 ha, (năm 2006 đất nông nghiệp là 115.284 ha đến năm 2010 còn 108.500 ha) trong đó đất trồng lúa là 84.658 ha; theo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 101.402 ha [49, tr.54]. Đến lúc đó diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm đi 6.798 ha nữa, có thể thấy tốc độ đô thị hóa làm cho đất nông nghiệp ở Thái Bình mỗi năm mất đi khoảng 1.359 ha/năm. Điều đó, đòi hỏi Tỉnh phải sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng, đây vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Tỉnh. Đồng thời cũng là biện pháp hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng đất không hợp lý và chưa cần thiết khác. Để sử dụng một cách tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp của Tỉnh cần giải quyết tốt một sổ vấn đề sau:

Phải có chiến lược dài hạn và chính sách quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng cây lương thực một cách khoa học hợp lý nhằm bảo vệ đất trồng cây lương thực một cách chặt chẽ. Bố trí sản xuất đất nông nghiệp theo vùng đã được quy hoạch, giữ vững và ổn định diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 là 81.000 ha và giữ ổn định đến năm 2020 là 78.000 ha [49, tr.52].

Những dự án lấy đất nông nghiệp chưa hiệu quả và không hợp lý, gây thiệt hại lớn đến lợi ích của nông dân đều được quy trách nhiệm rõ ràng cho tổ chức, cá nhân nào phê duyệt, xử phạt nghiêm minh đúng pháp luật hiện hành.

Không nên dùng sức mạnh hành chính ép nông dân trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhường chỗ cho các khu công nghiệp. Mục đích của việc làm trên là phát huy dân chủ cho nông dân có quyền được ý kiến về dự án thu hồi đất của họ, thậm trí họ có quyền đồng ý hay kiến nghị về giá cả và khung giá đất đó.

Thứ tư, quá trình chuyển đổi ruộng đất cần tập trung đẩy mạnh ở những vùng ruộng đất phân tán, mạnh mún, ruộng đất trũng canh tác bấp bênh bằng biện pháp

dồn điền đổi thửa, để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo quy mô công nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn.

Thời gian qua, Thái Bình thực hiện Đề án “dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” bước đầu đã khắc phục được tình trạng manh mún, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đầu tư sản xuất tập trung, sử dụng cơ giới hóa, thâm canh theo hướng hàng hóa. Nhưng về cơ bản ruộng đất ở Thái Bình vẫn còn chia cắt, phân tán, manh mún đang là lực cản trên con đường phát triển một nền nông nghiệp hiện đại.

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững với mục tiêu chung là phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, có các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn dựa trên nền tảng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Do vậy, yêu cầu đầu tiên phải là tích tụ được ruộng đất để nhiều hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có quy mô từ 1 ha trở đi mới có điều kiện sản xuất sản phẩm hàng hóa. Thật vậy, Thái Bình không thể để ruộng đất phân tán, nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay, mà cần có quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất lại trong tay một số người canh tác giỏi, gia trại, trang trại nông lâm, thủy sản. Thực tế hiện nay, việc tích tụ chuyển đổi ruộng đất đã và đang diễn ra ở một số huyện, xã bước đầu đem lại kết quả thiết thực được nông dân đồng tình hưởng ứng. Với những đặc điểm đất hẹp, người đông và mục tiêu CDCCKT giảm tới 50% lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp thì mức độ tích tụ ruộng đất phải đi liền với chính sách hạn điền. Quy mô tích tụ ruộng đất thấp nhất từ 1 ha trở lên, những vùng có điều kiện có thể lên tới 5 ha trở lên để đủ làm một trang điền, gia traị, trang trại tùy điều kiện cụ thể của từng huyện, từng xã. Ruộng đất được tích tụ tập trung, kết hợp với chuyên cach đó là điều kiện rất tốt để đi vào thâm canh tăng năng suất nông nghiệp, tăng hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng nông nghiệp sạch, hàm lượng cách mạng sinh học về giống, vật nuôi, cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, nông thôn mới.

Ruộng đất được tích tụ là chủ trương, chính sách lớn mà Đảng và Nhà nước đã ban hành. Đây là vấn đề phức tạp liên quan đến lịch sử, đến mục tiêu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đến tập quán trong cuộc sống và sinh hoạt

của người dân. Vậy nên, Tỉnh cần làm thật sâu, thật tốt, thật kỹ công tác tuyên truyền vận động để người nông dân hiểu rõ chủ trương “dồn điền, đổi thửa” cũng như chủ trương “tích tụ ruộng đất” của Đảng và Nhà nước ta. Cần quan tâm đặc biệt đến chính sách hoặc quy ước về việc chuyển đổi, cho thuê mướn đất, nhất là chủ trương “tích tụ ruộng đất” để người thuê đất cũng yên tâm với chính sách đất đai lâu dài, ổn định của Nhà nước; người cho thuê đất cũng dần dần thay đổi nhận thức, nếu có ruộng đất làm ăn kém hiệu quả thì sẵn sàng chuyển nhượng cho người khác để chuyển sang làm việc ở các ngành nghề khác hoặc đến làm cho chủ thuê đất để được trả công hợp lý và thỏa đáng. Việc triển khai chủ trương trên cần làm điểm ở một số huyện; các huyện còn lại mỗi huyện nên chọn một xã để tuyên truyền chỉ đạo làm điểm lấy đó để rút kinh nghiệm mở rộng sản xuất “một vùng, một giống, một thời gian” đảm bảo độ đồng đều của sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Thứ năm, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất, tăng cường quản lý của chính quyền Tỉnh, địa phương đối với ruộng đất.

Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, quá trình sản xuất không bị hao mòn và đào thải, nếu sử dụng hợp lý thì đất đai hẳn ngày càng tốt hơn. Việc sử dụng ruộng đất hợp lý hay không tùy thuộc vào quá trình sử dụng, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng ruộng đất với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất. Cho nên, trong quá trình sử dụng ruộng đất phải tìm biện pháp để bảo vệ chống sói mòn, rửa trôi ruộng đất. Luôn luôn coi trọng công tác bồi dưỡng và cải tạo đất làm tăng độ phì nhiêu của đất.

Ruộng đất được coi là tài sản quốc gia, Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định, lâu dài cho nông dân. Việc tăng cường quản lý về đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng của chính quyền Tỉnh là hết sức cần thiết và là điều kiện PTNN theo hướng bền vững. Nội dung quản lý đất nông nghiệp, bao gồm: quy hoạch sử dụng đất, xác lập hệ thống chính sách sử dụng đất… Trong những năm trước mắt cần khắc phục tình trạng quản lý và sử dụng đất kém hiệu quả, trong đó rà soát lại tình trạng quản lý và sử dụng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng bao

chiếm, sử dụng đất kém hiệu quả của các doanh nghiệp. Xác định rõ đất đang sử dụng không có hiệu quả hoặc kém hiệu quả làm cơ sở cho việc xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện và khung pháp lý để hình thành thị trường chuyển nhượng đất đai.

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững

Trên thực tế ở nông thôn Thái Bình hiện nay cho thấy, đa số con em nông dân gặp nhiều khó khăn trong học tập và tìm việc làm. Một số lượng thanh niên không nhỏ đi làm xa ở các tỉnh hoặc đi xuất khẩu lao động. Mặt khác, một số lượng thanh niên có trình độ sau khi tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng, đại học lại không muốn trở về làm nông nghiệp và phục vụ nông thôn. Trước những yêu cầu của nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu PTNN theo hướng bền vững của Tỉnh; từ thực trạng nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của Tỉnh vừa yếu lại vừa thiếu thì việc tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng kịp thời việc phát triển một nền nông nghiệp theo hướng bền vững là hết sức cần thiết. Phát triển nguồn nhân lực trong tình hình hiện nay vừa mạng tính thời sự, vừa mang tính chiến lược lâu dài và đang được coi là khâu đột phá quan trọng trong chiến lược PTNN theo hướng bền vững. Vì vậy, tỉnh Thái Bình cần quán triệt và thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, triển khai nghiên cứu, đánh giá và phân loại lực lượng lao động nông thôn hiện nay

Những năm qua, đã có một số nghiên cứu về lao động, thị trường lao động và việc làm trong Tỉnh, nhưng có rất ít vấn đề nghiên cứu về nguồn nhân lực ở nông thôn. Thực tiễn cho ta thấy, do đổi mới cơ chế quản lý lao động trong Tỉnh theo hướng tự do hóa quyền tự kiếm việc làm và mưu cầu thu nhập cao hơn đã thúc đẩy người lao động ở khu vực nông thôn di chuyển và tìm việc làm ở đô thị, các khu công nghiệp đang mở ra. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có lao động có sức khỏe, có kiến thức mới tìm được việc làm và thu nhập ở thành thị và khu công nghiệp. Quá trình di chuyển một bộ phận lao động ra thành thị và các khu công nghiệp đã làm đảo lộn cơ

cấu nguồn lực lao động ở nông thôn, để lại ở nông thôn một bộ phận lao động gồm: phụ nữ, người tàn tật, người cao tuổi, người sức khỏe yếu… Tình trạng này đã gây bất lợi cho tăng năng suất lao động khu vực sản xuất nông nghiệp và hạn chế khả năng tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới. Lực lượng lao động đó không đủ khả năng khai thác tốt các nguồn lực về đất đai, vốn và công nghệ để PTNN theo hướng bền vững. Do đó, cần phải có những giải pháp hữu hiệu phân công lại lao động trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Thái Bình cần sớm tổ chức nghiên cứu đầy đủ thực chất về số lượng, chất lượng nguồn lực lao động và tình hình sử dụng lao động hiện nay ở các hộ gia đình nông thôn, tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại, gia trại…trên cơ sở đó, xác định hướng để củng cố về số lượng và tăng chất lượng nguồn lao động, hướng phân bố lại lao động gắn liền với sử dụng các nguồn lực khác cho hợp lý với yêu cầu về phát triển nông nghiệp hiện đại.

Thứ hai, biện pháp quan trọng để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực nông nghiệp là phân bổ hợp lý giữa các vùng

Thực hiện phân bổ lao động đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với hiện trạng về số lượng các nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có trong từng vùng khác nhau trên phạm vi toàn Tỉnh để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, tạo ra nhiều ngành mới, nhiều vùng chuyên môn hóa kết hợp phát triển tổng hợp làm cho nền kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 94 - 111)