Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 37 - 56)

2.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Năm năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, bên cạnh những thuận lợi Thái Bình còn gặp không ít khó khăn.

Mục tiêu chung của Tỉnh là đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu tăng trưởng cao và bền vững, giai đoạn này nền kinh tế của Tỉnh phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển đổi theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng khá và đồng đều ở các khu vực kinh tế. Các ngành kinh tế đã đạt và vượt hầu hết các mục tiêu chủ yếu

do Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII đề ra. Tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, từng lĩnh vực, tăng năng suất hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, kết quả đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Thái Bình.

Giai đoạn 2006 - 2012 nền kinh tế Thái Bình đã vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức của thời kỳ suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Với các chính sách kinh tế mới cùng cơ chế mở rộng giao lưu với bên ngoài, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích mọi cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nền kinh tế Thái Bình đã có sự tăng trưởng khá và liên tục. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2006 là 12,85%; năm 2007 là 14,36%; năm 2008 là 15,07%; năm 2009 là 14,5%; đặc biệt năm 2010 là 17,0%, năm 2011 là 15,7%, năm 2012 là 16,1%. Mức tăng bình quân hàng năm xấp xỉ với mức tăng bình quân của cả nước. Nhưng GDP bình quân đầu người của Tỉnh còn thấp so với bình quân cả nước, khoảng cách này không được thu hẹp trong giai đoạn này. Sức sản xuất của Tỉnh được nâng cao đáng kể, sản lượng nhiều mặt hàng công, nông nghiệp và dịch vụ quan trọng tăng cao so với trước chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài tỉnh. Cơ cấu kinh tế tăng mạnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp; thu hút đầu tư các thành phần kinh tế tăng mạnh, tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường. Nông nghiệp, nông thôn bắt đầu được quan tâm, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ câu kinh tế nông nghiệp hỗ trợ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt KT - XH của Tỉnh.

Giai đoạn 2006 - 2012, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV xác định mục tiêu: “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển… Chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu, không

ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” [37, tr.35]. Trong đó, về sản xuất nông nghiệp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh làn thứ XIV nêu rõ: “Tập trung đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, bền vững, coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự nông thôn, tạo tiền đề và môi trường thuận lợi thúc đẩy công nghiệp dịch vụ và phát triển. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân 5 - 5,5%/năm” [37, tr.42].

Bảng 2.1. Chỉ tiêu GDP toàn Tỉnh (theo giá so sánh 1994)

Năm Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)

Phân theo khu vực kinh tế

Nông Lâm- T.sản Công nghiệp xây dựng Dịch vụ Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 13.034 14.906 17.152 19.655 23.017 25.726 27.652 12,85 14,36 15,07 14,59 17,11 15,7% 16,10% 5.063 5.244 5.507 5.824 6.190 6.488 6.654 5,06 3,57 5,02 5,76 6,28 5.042 5,138 4.864 6.105 7.611 9.245 11.645 13.448 15.234 22,46 22,51 24,67 21,47 25,96 21,58 23,70 3.107 3.557 4.034 4.586 5.182 5.790 5.846 12,61 14,48 13,41 13,68 13,00 11,1% 11,3%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2012 [10, tr.26]

Vấn đề tăng cường và quan tâm để thúc đẩy phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ thiết thực, đồng thời là hướng đi đúng cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện của Thái Bình.

Qua thời gian hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết 03 - NQ/TU của Tỉnh ủy. Nghị quyết 26 - NQ/TƯ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã thu được kết quả quan trọng, góp phần nần cao đời sống vật chất tinh thần cho đại bộ phận nhân dân

trong Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2012 đạt 5,4%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (3,97%) và của vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ (2,1%) giá trị sản xuất tăng 7,70%/năm.

Năm 2012 giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt 3.338,72 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản xuất lương thực từ năm 2006 đến năm 2012 đều đạt trên 1 triệu tấn, giữ vững mục tiêu 1 triệu tấn lương thực đã đề ra, lương thực bình quân đầu người tăng từ 611kg/người năm 2006 lên 7,23kg/người năm 2012.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2012 (theo giá cố định 1994) đạt 1902,051 tỷ đồng tăng 8,9% so với năm 2011 và tăng 44,5% so với năm 2006, mức tăng bình quân sáu năm là 7,24%. Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi đang có chuyển biến tích cực, trồng trọt giảm từ 63,86% năm 2006 xuống 55,30% năm 2012, chăn nuôi từ 32,94% lên 38,97% [13, tr.57]. Cơ cấu chăn nuôi đã chuyển dần sang kinh tế hàng hóa, đàn trâu 2012 chỉ bằng 58,5% so với năm 2011. Số đầu lợn năm 2012 so với năm 2011 tăng 12,3%, so với năm 2006 tăng 64,1% bình quân sáu năm tăng 10,41% trong đó lợn lái gấp 1,6 lần năm 2006 tăng 7,5% so với năm 2011, bình quân sáu năm tăng 7,0%, thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 10,8% so với năm 2011 và tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006, bình quân sáu năm tăng 94,5%, chăn nuôi gia cầm thủy sản và các con đặc sản cũng được khuyến khích phát triển. Sản lượng thủy sản năm 2012 so với năm 2011 tăng 10,6%. Riêng sản lượng tôm tăng 10,8%/năm [13, tr.19].

Những năm qua Tỉnh đã chuyển 6.000 ha diện tích cây lúa, làm muối sang nuôi trồng các cây con có hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2012 giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1ha đất nông nghiệp của Tỉnh đạt 48,32 triệu đồng so với năm 2011 tăng 3,67% so với năm 2006 tăng 19,8%. Toàn Tỉnh đã có 156 xã, thị trấn xây dựng được 352 cánh đồng với diện tích 3.241 ha, đạt giá trị sản xuất bình quân 65,4 triệu đồng/ha/năm. Giá trị các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đạt 2.172 tỷ đồng tăng 6,78% so với cùng kỳ. Trong đó một số dịch vụ như: Dịch vụ tưới tiêu nước, làm đất, giống cây trồng, vật nuôi…bảo đảm đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Với tốc độ phát triển KT - XH của Tỉnh, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm cũng tăng lên rõ rệt.

Hạ tầng KT - XH khu vực nông thôn được đầu tư nâng cấp mạnh nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Với tốc độ phát triển KT - XH của Tỉnh, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển biến tích cực. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm cũng tăng lên rõ rệt.

Hạ tầng KT - XH khu vực nông thôn được đầu tư nâng cấp mạnh nhất là các công trình trọng điểm, các tuyến giao thông chính, hạ tầng đô thị và nông thôn, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2012 (Theo giá so sánh 1994)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2012 [10; tr.57]

Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của đại bộ phận người dân nông thôn và môi trường

sinh thái. Hiện nay đời sống cư dân nông thôn trong Tỉnh đã được cải thiện không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng từ điều kiện sống, đi lại, học tập, chữa bệnh đến các sinh hoạt văn hóa, từng bước khắc phục sự chênh lệch giữa các vùng các địa phương về đời sống, thu nhập. Một số làng, xã đã trở thành làng, xã văn hóa có kinh tế phát triển, văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc bước đầu được phục hồi, phát huy, trình độ dân trí được nâng lên.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII của Đảng bộ Tỉnh nhiệm kỳ (2010 - 2015) trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, Tỉnh ủy, Ban thường vụ tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện các nghị quyết của cấp ủy khóa trước về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp, xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất từ 50 triêu đồng/ha/năm trở lên… Đồng thời quyết định các chủ trương mới về quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung bao gồm vùng lúa hàng hóa chất lượng cao, cây màu, cây vụ đông, phát triển chăn nuôi, nuôi thủy sản nước ngọt, cơ giới hóa nông nghiệp…

Triển khai thực hiện các chủ trương trên, cấp ủy đã chỉ đạo chính quyền cụ thể hóa thành những đề án, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích như hỗ trợ nông dân mua máy sản xuất nông nghiệp, khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm để ổn định, phát triển sản xuất, hỗ trợ giống cây, giống con, miễn giảm thủy lợi phí, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu chăn nuôi và vùng thủy sản tập trung. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo, phổ biến áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật cho nông dân, đầu tư xây dựng nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương. Thời gian qua những chủ trương đó được các cấp các ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc, nhân dân đồng tình hưởng ứng đạt thành tựu khá toàn diện. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tuy gặp không ít khó khăn do diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh gia súc, gia cầm nhưng vẫn phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo hướng nâng cao giá trị hiệu quả từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực hợp lý biểu hiện trong cơ cấu nông, lâm ngư nghiệp năm 2006 tỷ trọng nông nghiệm chiếm 89%, lâm nghiệp 2,4% và thủy sản chiếm 8,6% đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp là 78,5%, lâm nghiệp 8,1% và thủy sản 13,4%; năm 2011 cơ cấu này là 76% - 8,5% - 15,5%. Sự dịch chuyển nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản. Nếu năm 2006 tỷ trọng trồng trọt là 63,86%, năm 2011 là 55,70% và đến năm 2012 chỉ còn 55,30%; chăn nuôi thủy sản từ 33,2% tăng lên 38,37% vào năm 2010 và 41,78% năm 2011 và 41,74% năm 2012, sự chuyển dịch đó đã từng bước phù hợp với quy mô ngành. Ngành chăn nuôi thủy sản chuyển dần từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, lạc hậu sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp tập trung để giảm mức độ rủi ro. Đồng thời có điều kiện để giải quyết xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, tránh các dịch bệnh. Thái Bình là một trong những tỉnh miền Bắc đi đầu trong việc xây dựng tiêu chí khu chăn nuôi thủy sản tập trung. Tuy mới thực hiện nhưng đã hình thành được khu chăn nuôi tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, cung cấp khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn cho thị trường. Hiện nay toàn Tỉnh có 417 trang trại thủy sản, 447 trang trại chăn nuôi, 381 trang trại kinh doanh tổng hợp, có hộ chăn nuôi từ 1.400 - 2.800 nái ngoại (hàng năm cung cấp từ 75.000 – 80.000 con lợn giống ngoại 90.000 - 190.000 con gà đẻ). Các trang trại, gia trại đã và đang phát huy hiệu qủa kinh tế cao và là những lá cờ đầu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong Tỉnh.

2.2.1.3. Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, KT - XH Thái Bình có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa theo hướng CNH, HĐH để khai thác những lợi thế đó, những năm gần đây nông nghiệp, nông thôn Thái Bình đang có những chuyển biến tích cực.

Trong điều kiện gặp nhiều bất lợi về thời tiết diễn biến phức tạp, sâu bệnh, chuột phá hoại nhiều, phát sinh dịch lở mồm long móng, cúm gia cầm, giá cả có nhiều biến động thất thường làm giá các loại vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi phục vụ sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến quá trình diện tích cho sản

xuất dẫn đến giảm về số lượng, chất lượng sản phẩm và thu nhập của người tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp… Nhưng Tỉnh ủy và UBND Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng bền vững mạnh mẽ, đưa những giống cây con chất lượng cao, sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học vào sản xuất hàng hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu giống cây trồng hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như trang trại trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Vì vậy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chuyên dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng chăn nuôi từ 33,23% năm 2006 lên 41,90% năm 2012, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 63,56% năm 2006 xuống còn 55,3% năm 2012 nhưng về giá trị tuyệt đối của ngành trồng trọt vẫn tiếp tục tăng từ 3.060.214 triệu đồng năm 2006 lên 10.566.463 triệu đồng năm 2011 và 11.563.240 triệu đồng năm 2012 [13,tr.56].

Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Thái Bình (2006 - 2012)

Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu

Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị sản xuất nông nghiệp (Theo giá thực tế) 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 1. Nông nghiệp - Trồng trọt - Chăn nuôi 94,79 63,56 33,23 94,81 62,96 33,85 97,15 61,31 35,74 97,14 59,70 35,84 97,09 58,72 38,37 97,13 55,35 41,78 97,72 55,30 41,90 2. Dịch vụ 3,21 3,19 2,85 2,86 2,91 2,87 2,94

Nguồn: Niên gián thống kê tỉnh Thái Bình 2012 [10, tr.57]

Như vậy, thời gian qua sản xuất nông nghiệp của Tỉnh luôn có sự phát triển tương đối ổn định đạt và vượt mức kế hoạch đặt ra, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, so với tiềm năng lợi thế về sản xuất nông nghiệp của Tỉnh thì mức tăng trưởng chung của nông nghiệp thời gian qua chưa tương xứng, trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa chưa cao, giống cây

trồng và vật nuôi có chất lượng cao cũng chỉ mới tiếp cận được ở một số vùng sản xuất trọng điểm và ở một số hộ có điều kiện về kinh tế và đất đai, hiểu biết kỹ thuật,

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 37 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w