Trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Thái Bình bên cạnh những kết quả đạt được còn tồn tại một số hạn chế sau:
Một là, ruộng đất nông nghiệp Thái Bình vẫn còn chia nhỏ, manh mún, không phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hóa lớn tập trung.
Thái Bình sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún với quy mô diện tích sản xuất đất nông nghiệp bình quân mỗi hộ nông dân thấp, lại chia cắt phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau. Qúa trình đô thị hóa làm giảm quy mô, diện tích đất canh tác của các hộ đồng thời tạo ra sức cản, tạo tâm lý
chờ quy hoạch, giải tỏa làm nhỏ nên người dân không yên tâm đầu tư sản xuất, không muốn dồn điền đổi thửa, không muốn chuyển nhượng tập trung ruộng đất.
Để nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững đặt ra yêu cầu cần phải tích tụ tập trung đất đại để mỗi hộ sản xuất có diện tích đủ lớn thâm canh sản xuất một loại nông phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực tiễn nhiều địa phương ở Thái Bình cho thấy mỗi hộ sản xuất nông nghiệp phải có diện tích tương đối lớn để sản xuất hàng hóa thì nông nghiệp mới phát triển. Chính quy mô hình sản xuất nhỏ, phân tán đã cản trở rất lớn trong việc sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, thâm canh vào sản xuất. Vì vậy, việc quy hoạch lại đất đai vào sản xuất và cả không gian vùng dân cư là rất cần thiết.
Hai là, quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến diễn ra chậm, hầu hết các khâu sản xuất nông nghiệp đều làm thủ công dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp chưa cao.
Do hoạt động của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc trực tiếp vào các điều kiện tự nhiên, cho nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đại trà là hết sức khó khăn. Điều này làm cho nông nghiệp vốn dĩ đã lạc hậu ngày càng trở lên lạc hậu hơn.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân hộ thấp, lại chưa làm tốt việc dồn điền đổi thửa, nên trên thực tế việc đưa các máy móc vào sản xuất nông nghiệp của Tỉnh còn rất chậm. Việc cơ giới hóa nông nghiệp chủ yếu là do nhu cầu của từng hộ nông dân, các thành phần kinh tế tự trang bị, thiếu sự quản lý và chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền. Các khâu sản xuất trước, trong và sau thu hoạch chưa được đầu tư đồng bộ, công suất các loại máy chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông thôn, các điều kiện cần thiết cho phát triển cơ giới hóa còn hạn chế như sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp của Tỉnh thiếu đồng bộ và thấp so với yêu cầu của nền nông nghiệp bền vững ở một vùng kinh tế đặc thù. Trước hết là hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo chủ động trong việc cấp thoát nước sạch cho sản xuất; hệ thống giao thông nhất là giao thông nội
đồng chưa đáp ứng yêu cầu, ruộng đất còn nhỏ lẻ, manh mún, nông dân thiếu vốn và tính hợp tác chưa cao. Hiện nay khâu gieo cấy và thu hoạch bằng máy rất ít, không đạt được mục tiêu đề ra (mục tiêu 2010 cho cả hai khâu là 20%) [36, tr.15]. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nông dân sử dụng máy móc phục vụ quá trình cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Công nghệ sinh học là yếu tố tạo ra sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường góp phần phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững song việc đưa vào sử dụng còn ít, các nông sản vẫn tiêu thụ dưới dạng sản phẩm thô là chủ yếu, chưa tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao để cạnh tranh trên thị trường nhất là để xuất khẩu.
Ba là, năng lực cạnh tranh của hàng nông sản còn thấp làm tổn hại cho cư dân nông nghiệp.
Với một phương thức canh tác còn lạc hậu, hoạt động sản xuất manh mún đã làm gia tăng thêm chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm nông nghiệp. Điều này làm cho sản phẩm nông nghiệp Thái Bình thường có chi phí cao hơn so với sản phẩm nông sản trong vùng, giá trị sản xuất trên một ha canh tác chưa cao, tuy đã có sự đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nhưng sản lượng ít, chất lượng thấp, chủ yếu mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội Tỉnh chưa hình thành được những vùng trọng điểm sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, có giá trị cao, chưa xác định rõ ngành nghề mũi nhọn và đâu là bước đột phá. Năng suất cây trồng vật nuôi và sức cạnh tranh nhìn chung còn thấp, năng lực chế biến có mặt còn yếu kém. Nông dân phải tự tiêu thụ sản phẩm làm ra ở dạng nguyên liệu thô, nên giá trị gia tăng không cao, sản phẩm hàng hóa chưa được đưa ra thị trường trong và ngoài nước. Một số nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp còn thiếu nguyên liệu, chưa có chế chính sách phù hợp nên giải quyết thường không ổn định, khi được mùa sản phẩm nhiều thì giá cả thấp, bị ép giá làm mất tính ổn định cho nông dân. Mặt khác, chất lượng và độ an toàn vệ sinh của sản phẩm không cao, công nghệ sau khi thu hoạch lạc hậu nên năng lực cạnh tranh thấp. Ngay thị trường trong Tỉnh, một số mặt hàng nông phẩm cũng đang mất dần thị
phần vì không cạnh tranh được với các nông phẩm cùng loại với giá rẻ của tỉnh khác, nước khác. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt động sản xuất và sự bấp bênh trong thu nhập của nông dân.
Bốn là, phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn trong thực trạng sử dụng quá mức các yếu tố phân bón, thuốc trừ sâu, dịch bệnh và các chất kính thích tăng trưởng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gây ô nhiễm, phá vỡ cân bằng của môi trường sinh thái ngay trong nông nghiệp. Bên cạch đó nguồn nước thải của Tỉnh và các yếu tố môi trường đang có những tác động trực tiếp làm tăng thêm mức độ ô nhiễm, mất an toàn cho các nông sản được sản xuất trên địa bàn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống.
Do chạy theo lợi ích trước mắt mà các hoạt động sản xuất nông nghiệp mới chỉ quan tâm đến lợi nhuận chưa chú ý đến lợi ích của người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều thấy có sự tham gia của các loại hóa chất nhay từ khâu làm giống cho đến khi thu hoạch…dư lượng hóa chất đã vượt qua khả năng hấp thụ của môi trường tự nhiên. Hậu quả những vấn đề trên đang tác động trực tiếp tới toàn bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Tác hại của những vấn đề trên phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục được, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nông dân trên nhiều khía cạnh như thu nhập giảm sút, các vấn đề liên quan đến sức khỏe, các khoản chi phí phát sinh có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng. Bảo vệ tài nguyên môi trường chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Năm là, vấn đề công bằng xã hội trong phát triển nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập.
Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn. Thực hiện chương trình xóa đói - giảm nghèo, tỉnh Thái Bình đã đạt được một số tiến bộ nhưng “kết quả giảm nghèo được đánh giá là chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn còn cao” [45, tr.4]. Năm 2006 có 20.760 hộ thoát nghèo thì có 11.082 hộ tái nghèo, phát sinh
nghèo mới. Tỷ lệ giảm nghèo cũng không đồng đều, đến cuối năm 2012 toàn Tỉnh còn nhiều xã có tỷ lệ nghèo cao hơn từ 1,8 - 2,4 lần so với bình quân chung của Tỉnh như xã Văn Lang, huyện Hưng Hà, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 18,9%, xã Đô Lương, huyện Đông Hưng 18,9%, xã Quỳnh Minh huyện Quỳnh Phụ 21,09% [45, tr.4]. Trong đầu tư cho vùng nghèo, vùng nông thôn phát triển còn thiếu sự cân đối giữa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với đầu tư kết cấu hạ tầng. Còn thiếu cơ chế kích thích tính chủ động, tự lực vươn lên của người nghèo và cộng đồng vùng nghèo. So với các tỉnh trong vùng đồng bằng bắc bộ, KT - XH của Tỉnh tuy có bước phát triển, nhưng mức sống của dân cư còn thấp hơn mức trung bình của khu vực và thấp hơn một số tỉnh có điều kiện tương tự như Hưng Yên, Vĩnh Phúc…(xem 2.6).
Bảng 2. 6. Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của cả nước và các tỉnh đồng bằng sông Hồng ĐVT Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Cả nước 4.770,0 5.105,7 5.477,2 5.762,3 6.345,5 6.924,4 7.434,3 ĐBSH 5.664,2 7.074,6 8.003,8 8.620,8 9.600,0 96953,8 105.327,9 Hà Nội 10.899,0 13.224, 4 9.657,9 10.224,5 11.102,9 12201,5 13.541,6 Hải Phòng 7.918,6 9.862,4 11.025,2 11,754,2 12.920,4 13.570,8 14.020,5 Vĩnh Phúc 5379,9 7.031,0 9.754,5 10,545,0 12.731,2 14.324,2 15.543,4 Bắc Ninh 4.808,9 6.290,6 7.212,0 8.013,5 9.372,2 10.202,3 1.090,1 Hải Dương 5.007,4 6.158,6 6.770,3 7.150,8 7.844,3 8.424,2 9.134,2 Hưng Yên 4.718,6 6.127,8 6.853,9 7.318,6 8.178,0 8.975,0 9.812,7 Hà Nam 3.666,4 4.600,5 5.267,7 5.992,2 6.850,8 7.940,7 8.810,3 Nam Định 3.455,7 4.347,3 4.837,2 5.176,7 5.715,3 6.214,3 6.841,2 Thái Bình 3.610,0 4.459,9 5.002,5 5.613,3 6.379,8 6.970,7 7.780,4 Ninh Bình 3.802,4 4.904,9 5.821,7 6.702,3 7.793,5 8.130,2 8.942,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012 [tr.119]
Sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, chênh lệch giữa Thái Bình và các tỉnh đồng bằng bắc bộ làm gia tăng sự chênh lệch về điều kiện kinh doanh, vươn lên trong hoạt động kinh tế và đời sống.
Trong khi đó, đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thôn ở nhiều vùng còn khó khăn; chất lượng và mức hưởng thụ văn hóa của cư dân vùng nông thôn
còn thấp chưa tương xứng với tốc độ phát triển nông nghiệp nông thôn, các mối quan hệ cộng đồng cổ truyền nhất là quan hệ làng, xã là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng xã hội ở nông thôn Thái Bình thì đến nay nhiều nơi bị mai một. Nhiều quan hệ cộng đồng làng, xã trước đây được sử dụng có hiệu quả thì nay đang bị hành chính hóa. Quan hệ dòng họ tiếp tục tồn tại và có nơi trỗi dậy mạnh mẽ, chi phối hệ thồng chính trị làm méo mó các mối quan hệ ở nông thôn.
Sáu là, xuất hiện tình trạng dân không thiết tha với ruộng đồng
Đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng làm lên thành tựu của nông nghiệp, đất đai có ổn định lâu dài thì người nông dân mới yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian qua Nhà nước thực hiện trao quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. Việc trao quyền sử dụng đất đã gắn chặt lợi ích của hộ nông dân với tư liệu sản xuất quan trọng nhất của họ, cho phép hộ nông dân yên tâm đầu tư cải tạo và khai thác tối đa đất đai, chủ động lựa chọn cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phương thức sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, nhằm thu lại hiệu quả cao nhất. Tuy vậy việc quy hoạch sử dụng đất ở Thái Bình còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa có tiêu chí cụ thể để xác định rõ sử dụng đất để canh tác, chăn nuôi các loại cây con phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất, việc giao đất đai chưa khẳng định rõ người chủ đích thực nên các cá nhân, các hộ nông dân vẫn chưa yêu tâm canh tác gắn bó chặt chẽ với đất đai.
Trong những năm gần đây ở Thái Bình xuất hiện xu thế nông dân không tha thiết với ruộng đồng, điều này thể hiện như sau: Những hộ nông dân có ruộng đất không trực tiếp sản xuất mà cho người khác mượn đã có tuy chưa phổ biến, nhưng không phải là điều hiếm thấy trước năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu là những người có đất nông nghiệp mà không sản xuất cho người khác mượn để canh tác là phòng lúc đi làm nghề khác nếu “thất cơ, lỡ vận” lại quay về nông nghiệp. Họ không cho thuê đất mà chỉ cho mượn đất mục đích là để giữ đất. Chính vì sản xuất không đem lại lợi nhuận cao người dân không mặn mà với ruộng đồng đang trở thành vấn đề lớn tác động đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Tỉnh.
Trước thực trạng và những vấn đề trên đây, để tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, một vấn đề mang tính then chốt là phải xây dựng phương hướng phát triển với các mô hình phát triển phù hợp và các tiêu chí cụ thể cần đạt được đồng thời cần có một hệ thống giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra.