Đặc điểm dân cư và các nguồn lực xã hội khác

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 35 - 36)

Nhân tố con người là yếu tố hàng đầu quyết định cho phát triển bền vững ở địa phương. Tính đến năm 2012 dân số Thái Bình là 1.786.500 người, trong đó dân số nông thôn là 90%, dân số thành thị 10%, bình quân mỗi hộ gia đình có 3,75 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 8,4%/năm. Số người trong độ tuổi lao động là 1.052.200 người trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp chiếm 58,49% [13, tr.17]. Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% (công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ 13,5%, trung cấp53,5%, cao đẳng, đại học và trên đại học 4,5%), mặc dù là Tỉnh nông nghiệp nhưng số học sinh, sinh viên học trong các ngành phục vụ nông nghiệp ít hơn nhiều ngành khác. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong nông nghiệp chỉ bằng 1/3 so với trong công nghiệp và dịch vụ. Mỗi năm Thái Bình có khoảng 19.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông [13, tr.159]. Đây là lực lượng lao động trẻ, có trình độ văn hóa, cơ bản chưa có điều kiện học lên bậc đại học, lực lượng này có thể được đào tạo ở các trường dạy nghề trong Tỉnh sẽ là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Thái Bình.

Người dân Thái Bình có truyền thống cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động và hiếu học, với một nguồn nhân lực dồi dào và ham học hỏi cộng với đặc trưng kinh tế nổi bật của Tỉnh nông nghiệp – vựa lúa của đồng bằng sông Hồng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Thái Bình là quê hương đóng góp sức người, sức của rất lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc. Hòa bình lập lại nhất thời kỳ đổi mới (1986) người dân Thái Bình tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước tiếp tục phấn đấu đi lên. Đến nay Thái Bình đã đạt 12 – 13 tấn/ha và nhiều năm liền giành thắng lợi toàn diện trên mặt trận nông nghiệp.

Là Tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có dân số đông, đây vừa là cơ hội song cũng là thách thức cho quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Tỉnh. Từ thực tiễn nêu trên chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực, giáo dục đều chưa đáp ứng kịp thời cho phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Đặc biệt tỷ lệ trình độ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Thái Bình nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề cho lực lượng lao động là chìa khóa thành công đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh phát triển theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh thái bình (Trang 35 - 36)