Sinh trưởng

Một phần của tài liệu Cấu trúc di truyền và phương pháp chọn giống ở cây tự thụ phấn ppsx (Trang 27 - 28)

II. Các tính trạng phức tạp

2.4.Sinh trưởng

Sinh trường và phát triển được dành phần ưu tiên cao trong nhân giống. Sinh trưởng được hình dung rõ nhất là sự tăng về trọng lượng, nhưng việc này có thể dẫn đến lầm lẫn. Phát triển là sự biến đổi về tỉ lệ giữa các phần khác nhau của con vật được thấy qua những biến đổi từ khi bắt đầu thụ thai (1 tế bào hợp tử) và tiếp tục nguyên phân liên tiếp đến tuổi thành thục.

Sinh trưởng là sự tăng về trọng lượng hoặc kích thước xảy ra qua tuổi và có thể vẽ lên dưới dạng đường cong S (sigmoid).

Đường cong này chỉ ra rằng đời sống được bắt đầu vào lúc thụ thai và sinh trưởng là nhanh tới lúc sinh ra và sau đó đến tuổi dậy thì hay tuổi thành thục về giới. Dậy thì là điểm nâng lên của đường cong hay ở đó đường cong đổi hướng. Sau tuổi dậy thì, tốc độ sinh trưởng chậm lại đến tuổi trưởng thành. Trong quá trình sinh trưởng, các mô khác nhau thay đổi trong quyền được ưu tiên đối với các chất dinh dưỡng có thể có được. Ví dụ, nhau thai và thai có quyền ưu tiên trước hết, sau đó là não và hệ thần kinh trung ương, tiếp theo là xương, cơ, mỡ. Các nhà chọn giống cố gắng để làm biến đổi và kiểm soát được mối tương quan giữa 3 loại mô sau cùng này (xương, cơ, mỡ), vì điều này ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt.

Gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh thì có hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn gia súc sinh trưởng chậm. Việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải là công việc dễ dàng. Các nhà chọn giống thường sử dụng phương pháp đơn giản và thực tế là xác định khối lượng có thể và xây dựng đường cong sinh trưởng.

Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng, phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, lứa tuổi và hướng sản xuất. Hầu như gia súc hướng thịt nặng hơn gia súc hướng sữa, gia cầm hướng thịt nặng hơn gia cầm hướng trứng.

Người ta sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi. Đó là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối.

- Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối biểu hiện sự gia tăng giá trị tuyệt đối khối lượng cơ thể ở những thời điểm nhất định so với trọng lượng lúc sơ sinh. Thuật ngữ này cũng còn gọi là năng lực sinh trưởng hay tăng trọng tuyệt đối.

- Tốc độ sinh trưởng tương đối biểu hiện bằng tỉ lệ % của khối lượng trong một giai đoạn nào đó so với khối lượng của nó ở giai đoạn trước đó.

Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi cũng phụ thuộc vàp loài, giống, giới tính và đặc điểm cá thể. Ngoài ra tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường như thức ăn, chuồng trại, bệnh tật,…

Việc nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất thịt đã trở thành một chuyên ngành với những giống chuyên dụng như bò thịt – Santa – getrudis,

Aberdeen angus…, lợn hướng nạc như Landrace, Duroc,… gà giò các giống Cornish, Plymonth,… cho nên ngoài những chỉ tiêu thông thường trong quá trình sinh trưởng của con vật như đã trình bày ở trên người ta còn chú ý đến phẩm chất thịt xẻ, sản phẩm cuối cùng của vật nuôi hướng thịt như số lượng hao hụt sau giết mổ, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ thịt, mỡ,… và các phẩm chất cảm quan của thịt.

Ở lợn, trong quá trình chọn giống, người ta chú ý đến phần thịt lưng và hịt mông nhiều hơn vì những phần này quyết định giá thành của thịt xẻ. Hệ số di truyền hình dạng thịt mông là h2 = 0,61 của lườn lưng dài h2 = 0,66. Chọn lọc và nuôi dưỡng lợn theo hướng nhiều nạc ít mỡ tiến đến tỉ lệ nạc cao cũng đã được chú ý từ hơn nửa thế kỉ nay. Hệ số di truyền của bề dày khổ mỡ là h2 = 0,52 và tỉ lệ mỡ/thịt là 0,59 (Dickerson, 1947), do đó khả năng tạo thịt, mỡ chịu ảnh hưởng rất lớn về mặt di truyền.

Khi sản lượng thịt (bò, lợn, gà) đã trở thành hàng hóa thì phẩm chất tạo nên giá trị cao của sản phẩm. Về mặt này, mỗi nước, mỗi dân tộc có những nhu cầu và khẩu vị khác nhau, nên đòi hỏi của thị trường cũng khác nhau nói chung đều có những yêu cầu nhất định về tỉ lệ nạc, màu sắc, độ mịn, mùi vị, … đối với miếng thịt.

Một phần của tài liệu Cấu trúc di truyền và phương pháp chọn giống ở cây tự thụ phấn ppsx (Trang 27 - 28)