Di truyền sức kháng bện hở vật nuô

Một phần của tài liệu Cấu trúc di truyền và phương pháp chọn giống ở cây tự thụ phấn ppsx (Trang 28 - 30)

II. Các tính trạng phức tạp

2.5. Di truyền sức kháng bện hở vật nuô

Di truyền sức kháng bệnh ở vật nuôi là một vấn đề vô cùng phức tạp mà cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ, mặc dù có trường hợp khả năng kháng bệnh cụ thể đã được xác định là do đơn gen, song nhiều trường hợp có những dấu hiệu chứng tỏ chúng do nhiều gen kiểm soát chính vì vậy chúng tôi đặt vấn đề này vào di truyền các tính trạng phức tạp.

Sức đề kháng với bệnh hiểu theo nghĩa rộng là tính không cảm nhiễm với bệnh của gia súc cũng như khả năng chống chọi với các yếu tố bất lợi của động vật nói chung.

Khi theo dõi một đàn gà bị bệnh New castte, bị bạch cầu hay một bệnh nào khác đều có thể thấy rằng trong lúc đối với những con này bệnh có tác động gây chết thì những con khác bệnh lại hoàn toàn vô hại và vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. Con bò này có thể bị bệnh viêm vú nhưng con khác lại hoàn toàn khỏe mạnh…

Không ít những ví dụ về biến dị di truyền đối với sức kháng các tác nhân gây bệnh và các vật kí sinh ở vật nuôi và có thể kết luận rằng biến dị di truyền này là có ở hầu hết các vật nuôi, nếu không muốn nói là có ở tất cả. Sau đây là một số ví dụ:

a. Sức kháng ỉa chảy ở lợn con

Người ta đã biết rằng nguyên nhân chủ yếu của bệnh ỉa chảy ở lợn con là do các chủng E.coli có kháng nguyên bề mặt tế bào được gọi là K.88. Nhưng không phải tất cả lợn con đều dễ nhiễm E.coli K.88. Đặc biệt chỉ những con có thụ quan (recptor) K88 ở trên thành ruột là mẫn, còn những con không có thụ quan là kháng. Người ta cũng đã xác định được rằng sự có mặt hay vắng mặt của thụ quan K88 được xác định bởi 2 alen thuộc cùng một locut trên nhiễm sắc thể thường. Alen xác định sự có mặt hay vắng mặt của thụ quan là trội hoàn toàn so với alen xác định sự vắng mặt thụ quan này. Như vậy, sức kháng ỉa chảy ở lợn con do E.coli được kiểm soát bởi 2 alen trong 1 locut với sức kháng là lặn so với mẫn (Gibbons et al. 1977).

b. Sức kháng bệnh ỉa phân trắng do vi khuẩn ở gà:

Như đã biết, gà mái bị bệnh ỉa phân trắng so Salmonella pullorum

thường truyền vi khuẩn này cho gà con qua lòng đỏ trứng. Những gà con bị bệnh này có thể chết hoặc sống sót được tùy thuộc vào việc chúng có gen mẫn hay kháng và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Mặt khác gà con bị bệnh cũng còn truyền được qua phân của những gà khác.

Các giống gà khác nhau có sức kháng tự nhiên với bệnh này ở các mức khác nhau. Ở các giống nặng cân như Rhode – Island đỏ hay Plymoth, tính mẫn cảm với bệnh cao hơn ở gà Leghorn trắng 3 – 5 lần. Điều này đã được chứng minh qua kết quả kiểm tra trên nhiều đàn gà bằng khảo nghiệm ngưng kết cùng với kế hoạch thanh toán hoàn toàn bệnh ở các bang của nước Mĩ. Vấn đề này cũng được xác nhận bằng tiêm truyền cho gà con tác nhân gây bệnh. Người ta cũng đã chứng minh sức kháng của gà Leghorn trắng với bệnh không phụ thuộc gì vào màu trắng trội mà là đặc điểm chung của giống chứ không chỉ riêng gà trắng.

Robert và Card (1935) đã chứng minh là có thể làm tăng sức kháng bệnh này cho gà Leghorn trắng bằng chọn giống thích hợp. Họ đã truyền qua miệng cho tất cả gà con thí nghiệm bằng những liều lớn tác nhân gây bệnh thì số đông gà con mắc bệnh này. Trong 2 dòng gà Leghorn trắng được chọn lọc 4 năm liền theo sức kháng với bệnh ỉa phân trắng thì tỉ lệ sống sót sau khi tiêm là 61 – 70% trong khi đối chứng không chọn lọc chỉ còn 28%. Kết quả lai giữa dòng kháng và mẫn đã chứng minh rằng sức kháng bệnh ỉa phân trắng ở gà không phải là kết quả của hiện tượng miễn dịch thụ động mà là do gen qui định.

c. Một vài thành tựu trong việc chọn giống theo sức kháng bệnh

Việc chọn lọc di truyền theo khả năng đáp ứng miễn dịch cao hay thấp và sau đó là mối liên quan với sức kháng hay mẫn với bệnh chỉ mới được nghiên cứu nhiều ở động vật thí nghiệm (Biozzi et al. 1979; Stewrad et al.1979; Skamine et al.1980; Sant anna et al. 1982). Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc lựa chọn những dòng có sức kháng hoặc mẫn cao với các tác nhân gây bệnh đặc thù (Sant Anna et al., 1982; Wakelin và Donachine, 1983). Các kết quả đã chứng minh sức kháng bệnh là tính trạng do nhiều gen kiểm soát và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường (Biozzi at al. 1979; Mounton et L, 1985; conelli et al., 1989). Sự khác biệt di truyền về mức mẫn cảm với bệnh chính là một cách để khống chế có hiệu quả một số bệnh qua việc tạo lập một số đàn gia súc có sức kháng cao.

Biozzi et al., 1979 đã tiến hành chọn lọc theo 2 hướng tổng hợp nhiều hay ít kháng thể ở chuột cho thấy số lượng thế hệ cần thiết cho chọn lọc trực tiếp một phần phụ thuộc vào số lượng gen kiểm soát tính trạng này. Trong thí nghiệm của mình, họ thấy phải thế hệ thứ 9 việc chọn lọc mới đạt kết quả. Sieget và Gress (1980) đã chọn lọc được 2 dòng gà kháng và mẫn với bệnh Marek chỉ trong 3 thế hệ. Takahashi et al, 1984 đã chọn được 2 dòng chim cút Nhật Bản sản xuất nhiều và ít kháng thuốc virut New Castte trong 7 thế hệ.

Việc chọn lọc theo sức kháng bệnh ở vật nuôi hiện nay còn rất ít. Trừ ngoại lệ là gà, các loài vật nuôi khác đều có khoảng cách thế hệ dài, chi phí tốn kém nên việc đặt thí nghiệm gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với những thành công bước đầu, hi vọng đây cũng là một hướng có nhiều triển vọng trong công tác chọn giống vật nuôi.

Một phần của tài liệu Cấu trúc di truyền và phương pháp chọn giống ở cây tự thụ phấn ppsx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w