Di truyền các tính trạng phức tạp ở vật nuô

Một phần của tài liệu Cấu trúc di truyền và phương pháp chọn giống ở cây tự thụ phấn ppsx (Trang 30 - 32)

II. Các tính trạng phức tạp

2.6.Di truyền các tính trạng phức tạp ở vật nuô

2.6.1. Tính chất phức tạp của các tính trạng kinh tế của vật nuôi.

Hầu hết các tính trạng phức tạp mà các nhà chọn giống quan tâm ở vật nuôi như sản lượng sữa, năng suất thịt, năng suất trứng,… đều vô cùng phức tạp và không thể xem nó là sản phẩm tác động mà một vài gen. Hãy lấy một ví

dụ đơn giản là trọng lượng khi cai sữa ở lợn. Các nhân tố khác nhau tác động lên nó như sau:

Những mũi tên ở đây được sử dụng để chỉ các mối quan hệ giữa những nhân tố khác nhau. Có thể thấy rằng các nhân tố di truyền bao gồm khả năng sinh sản, sản lượng sữa của lợn nái, trọng lượng lợn con và sự sinh trưởng của nó từ sơ sinh đến cai sữa (thực ra là từ lúc thụ thai đến cai sữa). Tất nhiên là môi trường có một ảnh hưởng quan trọng đến nhiều trong số những nhân tố này.

Việc xem xét những tính trạng như vậy có liên quan tới một phân môn của di truyền học được gọi là di truyền học quần thể. Các thuật ngữ di truyền học số lượng hay di truyền học thống kê cũng có thể được sử dụng. Ngành này của di truyền học có quan hệ với các tính trạng được kiểm soát bởi nhiều gen (được mô tả là “đa gen”) và ở trên một số lượng lớn động vật (hay trên các quần thể). Các quần thể này có thể là các bầy, các đàn hay các nhóm cá thể hay có thể ngay cả toàn bộ đàn ở cả quốc gia. Mặc dầu quần thể là khái niệm chính, song từng cá thể trong quần thể vẫn là quan trọng.

2.6.2. Cầu nối giữa di truyền học Mendel và di truyền học quần thể

Vấn đề lấp khoảng trống giữa học thuyết Mendel và di truyền học quần thể mà nhiều sinh viên thường gặp khó khăn là vấn đề quan trọng. Rõ ràng là việc cắt nghĩa cái gì xảy ở mức các gen của cơ thể đã không được giảng giải một cách tường minh nếu chỉ dừng ở mức cá thể.

Trọng lượng cai sữa

Sinh trưởng từ sơ sinh đến cai sữa

Các nhân tố di truyền Các nhân tố ngoại cảnh: - Dinh dưỡng - Bệnh tật. - Khí hậu … Sức sản xuất sữa của lợn mẹ Kích thước ổ Trọng lượng sơ sinh Các nhân tố di truyền Các nhân tố di truyền Các nhân tố di truyền

Vào đầu thế kỉ này, R.A.Fisher khi nghiên cứu bản chất di truyền của các tính trạng số lượng do nhiều gen kiểm soát và mỗi alen của chúng có một hiệu ứng nhỏ, riêng biệt và kiểu hình là kết quả cộng gộp của mọi hiệu ứng của các alen. Như vậy, kiểu hình của một cá thể phụ thuộc vào kiểu gen của nó ở mọi locut tương ứng mà mỗi alen hoặc thêm vào hoặc bớt đi một đơn vị hiệu ứng kiểu hình. Do vậy, các tính trạng số lượng cũng còn gọi là tính trạng đa gen. Ông cũng cho rằng, nhiều yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến tính trạng bằng cách tăng cường hay giảm bớt hiệu ứng giống như tác động của các locut.

Mô hình đa gen đã giả thích được các đặc điểm sau đây của các tính trạng số lượng:

- Nhiều gen cũng tham gia qui định một tính trạng tương ứng với biến dị rộng của kiểu hình.

- Các tính trạng số lượng có phân bố chuẩn:

Giả sử xét tính trạng độ dày mỡ lưng của lợn và cho rằng nó được kiểm soát bởi 2 cặp gen Aa và Bb. Trong trường hợp này, mỗi alen trội A và B đều làm tăng 0,4 đơn vị vào độ dày mỡ lưng, còn alen lặn a hay b chỉ đóng góp 0,2 đơn vị. Mặt khác, coi ảnh hưởng của môi trường là không có đáng kể tới mức có thể bỏ qua thì ta có sơ đồ như sau:

Một phần của tài liệu Cấu trúc di truyền và phương pháp chọn giống ở cây tự thụ phấn ppsx (Trang 30 - 32)