Tính khả thi đòi hỏi phải có khả năng vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của nhà trường một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao. Để đạt được những vấn đề này, khi lựa chọn mục tiêu cần đảm bảo mục tiêu rõ ràng, lượng hoá được, có kết quả cụ thể và có thời gian xác định cụ thể và được quán triệt tới mọi thành viên trong trường. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan, khoa học và có khả năng thực hiện hiệu quả khi đưa vào triển khai.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo tại trƣờng Trung cấp Bƣu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I tỉnh Hà Nam
Để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong công tác đào tạo của Trường Trung cấp BCVT & CNTT I tỉnh Hà Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo ở chương 2, tác giả xin đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường như sau:
Biện pháp 1: Quản lý công tác tuyển sinh theo hướng nâng cao chất lượng đầu vào
Biện pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
Biện pháp 3: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Biện pháp 4: Quản lý hoạt động tự học và rèn luyện của học sinh
Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường.
Biện pháp 6: Hoàn thiện quy chế làm việc, đổi mới chính sách đãi ngộ trong nhà trường
3.3.1. Quản lý công tác tuyển sinh theo hướng nâng cao chất lượng đầu vào
3.3.1.1 Mục tiêu của biện pháp
Xác định tầm quan trọng của công tác tuyển sinh vừa phải đảm bảo số lượng vừa đảm bảo chất lượng (đáp ứng nhu cầu học tập và khả năng đáp ứng của nhà trường) nhưng cũng phải thực hiện đúng quy chế tuyển sinh. Do đó cần xây dựng các biện pháp quản lý tuyển sinh phù hợp với yêu cầu hiện nay của nhà trường đồng thời nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào.
3.3.1.2. Nội dung của biện pháp
- Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh - Tăng cường công tác tiếp thị tuyển sinh
- Cải tiến khâu tiếp nhận hồ sơ tuyển sinh theo hướng chuyên môn hóa, tư vấn ngành nghề đào tạo.
- Tăng cường liên kết đào tạo, liên thông để cùng hợp tác và phát triển. - Tổ chức tốt công tác xét tuyển nghiêm túc, chính xác, đúng quy chế.
3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, khảo sát nhu cầu lao động của ngành BCVT và của xã hội hàng năm nhà trường dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và sự phát triển của nhà trường.
- Phổ biến kế hoạch tuyển sinh đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong toàn trường.
- Thành lập Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các thành viên Hội đồng và các ban giúp việc được phân công nhiệm vụ cụ thể.
- Làm tốt công tác tuyên truyền hướng nghiệp, tiếp thị tuyển sinh dưới nhiều hình thức như:
+ Cử cán bộ chuyên trách làm công tác tuyển sinh hướng nghiệp của nhà trường về các trường trung học phổ thông để làm công tác hướng nghiệp, tiếp thị tuyển sinh của nhà trường.
+ Quảng cáo tuyển sinh trên các báo đài; phát tờ rơi tới phụ huynh và học sinh khi các em dự thi đại học, cao đẳng mở rộng phạm vi tuyên truyền để tăng sức lan tỏa trong phụ huynh, học sinh.
+ Thành lập các đại lý tuyển sinh tại các đài phát thanh huyện thị ở các địa phương. Đặc biệt, qua website của trường cung cấp thông tin về tuyển sinh, giúp cho thí sinh và phụ huynh tìm hiểu, trao đổi trực tiếp với cán bộ chuyên trách công tác tuyển sinh về những điều cần quan tâm.
+ Thiết lập đường dây điện thoại riêng về tuyển sinh để hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, quy trình, quy chế, cách thức tuyển sinh, giải đáp thắc mắc về tuyển sinh.
+ Nhận hồ sơ tuyển sinh trực tiếp tại trường hoặc qua đại lý tuyển sinh hoặc qua đường bưu điện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và gia đình trong việc nộp hồ sơ dự tuyển.
+ Tiến hành xét tuyển theo đợt để học sinh nhận được kết quả tuyển sinh sớm tạo tâm thế yên tâm được học với ngành nghề đã chọn.
+ Liên kết với học viện Bưu chính viễn thông và một số trường cao đẳng đại học có chuyên ngành đào tạo điện tử viễn thông, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin để tạo điều kiện cho học sinh học liên thông trình độ.
3.3.1.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp
- Lực lượng tham gia công tác tuyển sinh phải được đào tạo thành đội ngũ chuyên biệt để làm công tác tuyển sinh, lựa chọn những người có kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh.
- Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tuyển sinh
- Có chế độ động viên, khuyến khích cho những người làm công tác tuyển sinh có hiệu quả
3.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy được vai trò chủ đạo của người thầy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức mới nhằm giúp cho người học có tri thức, biết cách tự hoàn thiện mình để chung sống và để khẳng định mình, nghĩa là dạy cho người học cách tự học, tự đào tạo để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đặt ra.
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động học tập của người học, lấy học sinh làm trung tâm
- Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động dạy học của giáo viên ở các khâu: Chuẩn bị giáo án, tổ chức giờ giảng trên lớp, dự giờ, kiểm tra đánh giá học sinh, tự nghiên cứu bồi dưỡng cập nhật kiến thức
- Tổ chức tốt phong trào nghiên cứu, tự bồi dưỡng trong đội ngũ giáo viên.
- Sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học
3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Tiến hành đổi mới PPDH một cách đồng bộ thống nhất trong toàn trường. Nhà trường cần có biện pháp tác động, kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của mỗi giáo viên tạo nên phong trào đổi mới sâu, rộng trong dạy học một cách thực tế và hiệu quả.
- Nhà trường cần chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị giảng dạy xây dựng phương pháp dạy học đặc trưng cho mình trên cơ sở các điều kiện riêng của từng khoa giảng dạy. Khi có phương pháp giảng dạy phù hợp thì chất lượng sẽ được nâng lên cũng đồng nghĩa với việc đã đổi mới phương pháp dạy học.
3.3.2.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp
Đảm bảo cơ sở vật chất, các phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
3.3.3. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp:
Đánh giá được mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, ý thức chấp hành nội quy kỷ luật lao động của người giáo viên. Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho cán bộ quản lý nắm rõ được năng lực của từng giáo viên để có kế hoạch sử dụng nguồn lực một cách hợp lý.
Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển của nhà trường .
3.3.3.2. Nội dung của biện pháp:
- Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản, các quy chế về công tác chuyên môn nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên ngay từ đầu năm học đồng thời công khai với Hội đồng Sư phạm của trường về kế hoạch kiểm tra.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá xếp loại giáo án, tiết giảng, sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự làm.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lập trường tư tưởng để đội ngũ giáo viên nhà trường vừa hồng
vừa chuyên (vừa có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn so với quy định của Bộ GD – ĐT, có ý thức tự giác học tập nghiên cứu nâng cao trình độ,…)
- Có chính sách thu hút giáo viên giỏi vào trường công tác, tạo sự gắn bó chặt chẽ lâu dài giữa nhà trường và giáo viên.Tạo động lực để giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề.
3.3.3.3.Cách thức thực hiện biện pháp:
- Đối với công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, cần thực hiện:
+ Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá (thành phần đoàn kiểm tra đánh giá, thời điểm tiến hành, tổ chức họp rút kinh nghiệm, tiến hành tổng kết qua mỗi lần kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra,…. đều do phòng Đào tạo lập kế hoạch tổ chức thực hiện).
+ Tiến hành kiểm tra đánh giá bằng cách dự giờ giảng, kiểm tra khâu chuẩn bị giáo án bài giảng, lịch trình tiến độ giảng dạy;
+ Tiến hành kiểm tra theo kế hoạch, việc kiểm tra có thể tiến hành đột xuất hoặc định kỳ tùy theo mục đích được đặt ra. Sau khi kiểm tra nhất thiết phải tổ chức họp bình xét để đánh giá kết quả kiểm tra một cách chính xác, công khai và đóng góp ý kiến để giáo viên rút kinh nghiệm, đưa ra phương hướng khắc phục những hạn chế, tồn tại. Có hình thức tuyên dương khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy hoặc nhắc nhở, phê bình giáo viên còn yếu.
+ Các khoa giảng dạy, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên về chuyên môn trong khoa trong tổ môn của mình.
- Đối với công tác phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cần phải:
+ Căn cứ vào quy mô đào tạo và định hướng phát triển nhà trường cần lập kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên trong từng giai đoạn cụ thể.
+ Tổ chức hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường hàng năm, cử giáo viên tham gia hội giảng giáo viên giỏi các cấp.
+ Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng thiết bị phương tiện dạy học,…
+ Mời các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên ngành hướng dẫn, thao tác mẫu, trao đổi kinh nghiệm để giáo viên nhà trường học hỏi nâng cao trình độ
+ Cử giáo viên đi học nâng cao trình độ, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.
3.3.3.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp:
- Nhà trường thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn của giáo viên.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên; sử dụng công nghệ thông tin vào trong công tác kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả của công tác này.
- Có nguồn kinh phí cho việc tuyển dụng, đào tạo phát triển đội ngũ - Xây dựng quy chế về việc đào tạo và cử người đi đào tạo để giáo viên tham gia các khóa đào tạo được đảm bảo về các chế độ chính sách đối với người đi học đồng thời họ cũng phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người được cử đi học.
3.3.4. Quản lý hoạt động tự học và rèn luyện của học sinh
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Tổ chức cho học sinh tích cực học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu đào tạo.Tăng cường bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh. Giúp học sinh nâng cao ý thức tự giác học tập, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp
- Giáo dục nhận thức về nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập cho học sinh thông qua giáo dục truyền thống nhà trường, trang bị và nâng cao nhận thức cho học sinh về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, kích thích niềm hứng
thú, say mê học tập tự học của học sinh, xây dựng bầu không khí học tập tích cực.
- Xây dựng động cơ tự học cho học sinh thông qua các hình thức như xây dựng bầu không khí học tập tích cực, phát động các phong trào thi đua học tập, tổ chức cho học sinh đăng ký chỉ tiêu thi đua năm học. Chỉ đạo tốt việc hướng dẫn học sinh xác định nội dung tự học.Yêu cầu mỗi giáo viên môn khi giảng dạy cần hướng dẫn cho học sinh cách chọn tài liệu nghiên cứu tham khảo, cách đọc sách, tra cứu tài liệu; cách ghi chép, trích dẫn; cách sử dụng tư liệu trong nghiên cứu
- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học sinh
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc giáo dục học sinh
3.3.4.3.Cách thức thực hiện biện pháp
- Ban Giám hiệu chỉ đạo Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch học tập chính trị, nội quy, giáo dục ý thức động cơ học tập ngay từ đầu khóa học. Lồng ghép nội dung giáo dục ý thức động cơ học tập vào trong mục đích môn học.
- Xây dựng quy trình quản lý về hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo bộ phận chuyên trách trực tiếp theo dõi đôn đốc nhắc nhở kiểm tra hoạt động tự học của học sinh đồng thời chỉ đạo các đơn vị phòng khoa, cán bộ giáo viên toàn trường cùng phối hợp giáo dục hoạt động học tập rèn luyện của học sinh, tổ chức phát động các phong trào thi đua học tập.
- Quan tâm tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học để phục vụ tốt quá trình học tập rèn luyện của học sinh.
- Tạo hòm thư cho học sinh đóng góp ý kiến về các lĩnh vực học tập, sinh hoạt, lắng nghe ý kiến cũng như những phản ánh của học sinh. Hàng tháng tổ chức chào cờ đánh giá kết quả học tập rèn luyện của học sinh và phương hướng tháng tới
- Nhà trường thông báo kết quả học tập và rèn luyện từng tháng hoặc theo từng kỳ học về gia đình học sinh để cùng nhà trường trao đổi phối hợp giáo dục học sinh.
- Tổ chức khen thưởng kỷ luật kịp thời
3.3.4.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp
- Quán triệt mục tiêu phát triển nhà trường là không ngừng nâng cao chất lượng người học, xác định đây là vấn đề cốt lõi trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và là phương cách để khẳng định thương hiệu của nhà trường tạo sự cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập.
- Cán bộ, giáo viên luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm về việc giáo dục nhận thức về nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập cho học sinh là yếu