Chức năng nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I Hà Nam (Trang 35 - 109)

Trường Trung cấp BCVT & CNTTI là một đơn vị sự nghiệp giáo dục chuyên nghiệp, trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trường có chức năng nhiệm vụ sau:

- Đào tạo bậc học Trung cấp chuyên nghiệp với 3 chuyên ngành (Điện tử viễn thông, Quản trị kinh doanh, Công nghệ Thông tin) cho các Doanh nghiệp Bưu chính viễn thông

- Đào tạo bậc Trung cấp nghề với 5 chuyên ngành đào tạo (Kỹ thuật đài trạm viễn thông, Kỹ thuật mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối, Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông, Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông, Kinh doanh các thiết bị tin học và viễn thông )

- Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn theo yêu cầu của VNPT và Bưu điện các tỉnh

- Đào tạo lại và tổ chức thi nâng bậc cho các cơ sở sản xuất thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ Hà Tĩnh trở ra.

- Liên kết đào tạo các hệ đại học Vừa học vừa làm và liên thông từ Cao đẳng lên Đại học

- Nghiên cứu, triển khai các ứng dụng khoa học và công nghệ mới cho cho công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các VNPT và Bưu điện các tỉnh trong khu vực .

- Quản lý và sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ giáo viên, cơ sở vật chất đồng thời giữ gìn, đảm bảo trật tự trị an trong trường và địa phương nơi sở tại.

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trƣờng

Bộ máy tổ chức nhà trường thực hiện theo điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp công lập và quyết định 114/QĐ – TCCB/HĐQT ban hành ngày 07/ 04/ 2006 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) về việc phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I gồm có:

1. Ban giám hiệu :

+ 01Hiệu trưởng + 02 Phó Hiệu trưởng

2. Hội đồng Đào tạo và các hội đồng tư vấn. 3. Các phòng chức năng:

* Phòng Đào tạo.

* Phòng Hành chính - Quản trị đời sống

* Phòng Kế hoạch Kế toán Thống kê Tài chính. * Phòng Tổng hợp.

4. Các khoa và tổ bộ môn trực thuộc:

- Tổ môn Truyền dẫn; - Tổ môn Máy đầu cuối; - Tổ môn Chuyển mạch.

* Khoa Quản trị Kinh doanh gồm 3 tổ môn:

- Tổ môn Kinh doanh Bưu chính Viễn thông; - Tổ môn Quản trị Kinh doanh

- Tổ môn Kinh tế kế toán;

* Khoa Giáo dục Cơ bản gồm 3 tổ môn: - Tổ môn Chính trị.

- Tổ môn Cơ bản. - Tổ môn ngoại ngữ

* Khoa Kỹ thuật Điện tử và Công nghệ thông tin gồm 3 tổ môn: - Tổ môn Cơ sở Điện tử.

- Tổ môn Công nghệ thông tin; - Tổ môn Nguồn điện và điện lạnh.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trƣờng 2.3. Thực trạng đào tạo của nhà trƣờng

Nhà trường luôn quán triệt sâu sắc mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng, nhà nước: Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc; học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản

BAN GIÁM HIỆU

ĐẢNG UỶ CÁC HỘI ĐỒNG CÁC TỔ CHỨC CĐ,ĐTN Phòng Tổng hợp Phòng Đào tạo Phòng Kế hoạch- Tài chính Phòng Hành chính Quản trị CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG Khoa Kỹ thuật Viễn thông

Khoa Kỹ thuật Điện tử & Công nghệ thông tin

Khoa Quản trị kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoa Giáo dục cơ bản

xuất, lý luận gắn liền với thực tế. Với phương châm đó nhà trường luôn điều chỉnh hợp lý mục tiêu và chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo trong trường và gắn liền với sản xuất, củng cố nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Trong những năm gần đây học sinh sau khi tốt nghiệp đã nhanh chóng thích ứng với sản xuất, kinh doanh, được các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực và xã hội đánh giá cao.

2.3.1. Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Khu vực tuyển sinh của Trường bao gồm 13 tỉnh, thành phố khu vực Bắc trung bộ một phần đồng bằng châu thổ sông Hồng (từ Hà Tĩnh trở ra). Hiện nay Trường được phép đào tạo các ngành, nghề sau đây.

* Bậc trung cấp chuyên nghiệp (tập trung chính quy)

- Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được giao 400 học sinh. - Ngành đào tạo gồm:

+ Điện tử Viễn thông;

+ Quản trị Kinh doanh Bưu chính Viễn thông; + Công nghệ thông tin.

* Bậc trung cấp nghề (tập trung chính quy)

- Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm được giao: 400 học sinh. - Nghề đào tạo gồm:

+ Kỹ thuật đài trạm Viễn thông;

+ Kỹ thuật Mạng ngoại vi và thiết bị đầu cuối; + Kỹ thuật Lắp đặt đài trạm Viễn thông;

+ Kinh doanh Dịch vụ Bưu chính Viễn thông; + Kinh doanh Thiết bị Viễn thông Tin học.

Tổng quy mô hệ tập trung chính quy ngành và nghề hàng năm 1200 

1600 học sinh.

Ngoài ra Nhà trường còn đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa làm vừa học tại Trường và tại Bưu điện, Viễn thông các tỉnh thành, hàng năm tuyển sinh được từ 60-80 sinh viên.

* Bồi dưỡng, nâng bậc nghề cho công nhân.

Đáp ứng nhu cầu phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ dịch vụ về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông. Hàng năm nhà Trường được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao nhiệm vụ bồi dưỡng các công nghệ mới, kỹ thuật mới, dịch vụ mới và tổ chức ôn, thi nâng bậc cho công nhân của Bưu điện, Viễn thông 13 tỉnh thành khu vực Bắc trung bộ và một phần đồng bằng châu thổ sông Hồng đạt 4000 - 6000 lượt người/năm.

* Liên kết đào tạo

Năm 2009 nhà Trường liên kết với Học Viện Công nghệ BCVT tổ chức mở 2 lớp đại học hệ vừa làm vừa học chuyên ngành Điện tử Viễn thông và Quản trị kinh doanh Bưu chính Viễn thông, tuyển sinh được 109 học viên.

Trong năm 2010 và những năm tiếp theo Nhà trường đã liên hệ với các trường Đại học như đại học Kinh tế quốc dân, đại học Thương mại, Đại học Điện lực …mở các lớp Trung cấp ,Trung cấp liên thông lên Cao đẳng và các lớp Đại học hệ Vừa làm vừa học với các ngành mới như điện tử viễn thông, quản trị kinh doanh, liên kết với Đại học Điện lực mở 1 địa điểm đào tạo đã tuyển sinh và khai giảng được được 2 lớp MBA

2.3.2. Quy mô đào tạo

- Căn cứ nhu cầu phát triển, bổ sung nguồn nhân lực của ngành Thông tin và Truyền thông.

- Căn cứ cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền. - Căn cứ năng lực đào tạo của nhà trường

Quy mô đào tạo của Trường Trung cấp BCVT & CNTT I ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thông tin và truyền thông và cho xã hội. Trong những năm qua trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin I đã đào tạo được nhiều lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, đào tạo ở nhiều hệ như TCCN, Trung cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng, …

Bảng 2.2. Quy mô đào tạo hệ TCCN từ năm 2007 đến 2011

Năm học

TCCN hệ chính quy TCCN hệ Vừa làm vừa học Tổng số học sinh Trong đó Tổng số học sinh Trong đó Số học sinh Nữ Số học sinh tốt nghiệp Số học sinh Nữ Số học sinh tốt nghiệp 2006 - 2007 71 36 0 31 25 50 2007 - 2008 235 101 71 72 57 43 2008 - 2009 353 183 152 76 34 41 2009 - 2010 470 214 181 106 65 35 2010 - 2011 534 171 236 71 63 67 Tổng cộng 1663 705 640 356 244 236

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Trung cấp BCVT & CNTT I

2.3.3. Trình độ đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại Nhà trường đang đào tạo các hệ: Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn

* Hệ Trung cấp chuyên nghiệp

- Đào tạo 3 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Điện tử viễn thông, Công nghệ thông tin.

- Thời gian đào tạo: 02 năm

- Đối tượng tuyển sinh: học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.

- Khu vực tuyển sinh: trong cả nước.

* Hệ Trung cấp nghề

- Đào tạo 5 chức danh nghề:

+ Kỹ thuật đài trạm viễn thông.

+ Kinh doanh dịch vụ Bưu chính viễn thông. + Kinh doanh Thiết bị Viễn thông Tin học. + Kỹ thuật Lắp đặt đài trạm Viễn thông

- Thời gian đào tạo: 1,5 năm

- Đối tượng tuyển sinh: học sinh đã học xong chương trình trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên

- Khu vực tuyển sinh: trong cả nước.

* Hệ Sơ cấp nghề

- Đào tạo 3 chức danh nghề: + Kỹ thuật đường Thuê bao;

+ Kỹ thuật Nguồn điện và điện lạnh; +Khai thác Bưu chính.

- Thời gian đào tạo: 0,5 năm

- Đối tượng tuyển sinh: mọi đối tượng có nhu cầu học, yêu cầu tốt nghiệp từ Trung học cơ sở trở lên.

* Bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn:

Đối tượng là cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông hoặc các đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo cho cán bộ công nhân viên của công ty.

2.3.4. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo các chuyên ngành hệ TCCN của nhà trường căn cứ vào chương trình khung do Bộ GD – ĐT ban hành. Trên cơ sở đó, nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tế ngành nghề đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng trên thị trường lao động.

Trong mỗi chuyên ngành, Nhà trường đưa ra bộ chương trình khung; chương trình chi tiết của các ngành đào tạo,quy định rõ thời lượng đào tạo cho toàn khóa, số tiết giờ lý thuyết thực hành cho từng học phần của từng chuyên ngành một cách cụ thể.

Bảng thống kê chương trình chi tiết của một chuyên ngành mà nhà trường đang đào tạo.

Bảng 2.3. Chƣơng trình đào tạo ngành Điện tử viễn thông Hệ TCCN

TT Tên môn học Thời gian Hình thức thi, kiểm tra hết môn Ghi chú Tổng (tiết, giờ) thuyết (tiết) Thực hành (tiết) I Môn chung 420 255 165 1 GDQP 60 60 2 Chính trị 90 90 Thi 3 Pháp luật 30 30 Kiểm tra 4 Tiếng anh Cơ sở 120 120 Thi 5 Tin học cơ sở 60 15 45 Thi 6 Thể dục thể thao 60 60

II Môn Cơ sở, chuyên môn 1915 815 540 7 An toàn lao động 30 30 Kiểm tra 8 Tiếng anh chuyên ngành 60 60 Kiểm tra 9 Linh kiện điện tử 45 45 Thi 10 Đo lường điện tử 45 35 10 Kiểm tra 11 Cơ sở kỹ thuật số & mạch lô gich 60 50 10 Thi 12 Tín hiệu và Mạch điện 60 50 10 Thi 13 Nguồn điện thông tin 45 30 15 Kiểm tra 14 Cơ sở ghép kênh 45 35 10 Kiểm tra 15 Kỹ thuật vi xử lý 45 35 10 Kiểm tra 16 Kỹ thuật thông tin vô tuyến 120 90 30 Thi 17 Mạng truy nhập 45 35 10 Thi 18 Thiết bị đầu cuối 45 35 10 Thi 19 Kỹ thuật chuyển Mạch 90 75 15 Thi 20 Mạng và các dịch vụ viễn thông 45 35 10 Kiểm tra 21 Tin học ứng dụng và internet 75 30 45 Thi 22 Hệ thống thông tin di động 60 45 15 Thi 23 Kỹ thuật thông tin quang 75 60 15 Thi 24

Tổ chức sản xuất và quản lý đài

25 Thực tập điện tử 1 80 80 26 Thực tập điện tử 2 80 80 27 Thực hành thiết bị vi ba 120 28 Thực hành cáp 80 29

Thực hành thông tin và thiết bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quang 120

30 Thực hành Thiét bị chuyển mạch 120 31 Thực hành thiết bị đầu cuối 80 32 Thực hành nguồn điện 40 33 Thực tập tốt nghiệp 160 160 Xác nhận của Cơ sở sản xuất 4 tuần Tổng cộng 2335 1070 705 42 tuần

III Ôn tập, thi TN 2 tuần

Mục tiêu đào tạo của nhà trường được xác định rõ ràng, được định kỳ rà soát, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của trường trong từng năm học. Mục tiêu giáo dục của nhà được có được sự thống nhất cao giữa các tổ chức chính quyền đoàn thể trong nhà trường. Mục tiêu giáo dục cũng được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ công nhân viên chức và học sinh trong toàn trường.

2.3.5. Phương pháp đào tạo

Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.

Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được).

Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định. Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng.

Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn.

Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào?

Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.

Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn.

Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học.

Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau:

Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.

Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I Hà Nam (Trang 35 - 109)