Chương trình đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo trong mọi cấp học và ngành học. Bất kỳ chương trình đào tạo nào cũng phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phát triển của KT –XH.
Vì vậy yêu cầu một chương trình đào tạo mới phù hợp với sự phát triển của thực tế xã hội, một chương trình đào tạo mới tăng tính chuyên sâu về môn học và một chương trình đào tạo mới đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết với thực nghiệm và gắn với thực tế xã hội Việt Nam là vô cùng cần thiết.
Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội vừa là nguyên tắc vừa là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Chính vì thế mục tiêu đào tạo cần phải bám sát thực tiễn do đó việc đổi mới nội dung chương trình là tất yếu để phù hợp với mục tiêu đào tạo mà xã hội đang yêu cầu.
Việc đổi mới nội dung , chương trình đào tạo :căn cứ vào các thông tin phản hồi về chất lượng và nhu cầu đào tạo , hàng năm đều tiến hành điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạ o trên cơ sở các chuẩn đầu ra theo từng chuyên ngành đào tạo với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia (cán bộ các sở ban ngành) và các doanh nghiệp có sử dụng lao động đào tạo tại trường nên đảm bảo nội dung, chương trình đào tạo ngày càng sát với nhu cầu thực tế.
Cần phải rà soát và đổi mới chương trình đào tạo về:
+ Mục tiêu đào tạo phải gắn chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với vị trí việc làm và nhiệm vụ tương lai của người tốt nghiệp;
+ Nội dung chương trình đổi mới trên cơ sở mục tiêu đào tạo đã được xác định lại gắn với phương pháp tổ chức thực hiện chương trình, phương pháp dạy - học, thi kiểm tra đánh giá;
+ Điều kiện thực hiện chương trình: đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, tài chính,...