Công tác kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I Hà Nam (Trang 26 - 109)

1.3.6.1. Kiểm tra

Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý định nghĩa kiểm tra là xem xét thực chất, thực tế. Theo Bửu Kế, kiểm tra là tra xét, xem xét, kiểm tra là soát xét lại công việc, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Còn theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.

Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét.

Theo từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa năm 2001 thì thuật ngữ Kiểm tra được định nghĩa: “ Là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy – học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy – học”.

Như vậy, kiểm tra trong giáo dục là “một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có những phán đoán, xác định xem mỗi người học sau khi học đã nắm được gì , làm được gì và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao, qua đó có được thông tin phản hồi để hoàn thiện quá trình dạy học” [6,tr291].

Trong giáo dục, kiểm tra có các hình thức như kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hàng ngày), kiểm tra định kì (kiểm tra hết chương, hết phần...) và kiểm tra tổng kết (kiểm tra cuối học kì).

1.3.6.2. Đánh giá:

Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu qủa công việc.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá trị. Theo từ điển Tiếng Việt của Văn Tân thì đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật.

Đánh giá trong giáo dục, theo Dương Thiệu Tống là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính.

Như vậy đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về mức độ đạt được của đối tượng giáo dục về mục tiêu đã định.

Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định.

Do vậy kiểm tra và đánh giá hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra. Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra- đánh giá.

Kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí.

Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.

- Về giáo dưỡng chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết.

- Về mặt phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.

- Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thứcc tự giác, khắc phụ tính chủ quan tự mãn.

Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin "liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.

Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chủ yếu là dạy cái gì mà còn dạy học như thế nào. Đổi mới phương phá dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ đổi mới từ nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra

đánh kết quả dạy học. Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lý giáo duc. Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to lơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.

1.4. Những yêu cầu mới về quản lý đào tạo của trƣờng Trung cấp chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Với sự phát triển nhảy vọt của khoa học và công nghệ , đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, nhân loại đang bước sang nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ; con người mà nhà trường đang đào tạo phải là con người lao động có ý thức làm chủ . Đó là con người lao động có thái độ và tinh thần lao động tự giác cao vì lợi ích của mình, của tập thể, có phẩm chất đạo đức tốt: trung thực, thật thà lao động với tinh thần tìm tòi, sáng tạo, năng động, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất.

Yêu cầu cấp bách của cuộc cải cách giáo dục nghề nghiệp là thay đổi tư duy, rà soát lại các quan niệm cơ bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp và đặc biệt là khâu tổ chức, quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo của trường mình, không ngừng nâng cao hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng.

Trước những yêu cầu cấp bách trên đòi hỏi các trường TCCN phải từng bước thay đổi căn bản trong quản lý đào tạo để khẳng định vị thế của mình. Sự thay đổi này phải bắt đầu từ khâu tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, quản lý việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh cũng như phương thức kiểm tra đánh giá.

1.4.1. Đối với công tác tuyển sinh

- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chí xét tuyển trong tuyển sinh. Xây dựng quy trình tuyển sinh một cách khoa học.

- Ứng dụng thành tựu của khoa học sông nghệ vào công tác tuyển sinh ( ví dụ như sử dụng chương trình phẩn mềm trong tuyển sinh để quản lý dữ kiệu, lấy báo cáo số liệu nhanh gọn, chính xác,…)

1.4.2. Đối với công tác quản lý chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo trong mọi cấp học và ngành học. Bất kỳ chương trình đào tạo nào cũng phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu đào tạo phải phù hợp với yêu cầu phát triển của KT –XH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì vậy yêu cầu một chương trình đào tạo mới phù hợp với sự phát triển của thực tế xã hội, một chương trình đào tạo mới tăng tính chuyên sâu về môn học và một chương trình đào tạo mới đảm bảo sự cân đối giữa lý thuyết với thực nghiệm và gắn với thực tế xã hội Việt Nam là vô cùng cần thiết.

Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội vừa là nguyên tắc vừa là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Chính vì thế mục tiêu đào tạo cần phải bám sát thực tiễn do đó việc đổi mới nội dung chương trình là tất yếu để phù hợp với mục tiêu đào tạo mà xã hội đang yêu cầu.

Việc đổi mới nội dung , chương trình đào tạo :căn cứ vào các thông tin phản hồi về chất lượng và nhu cầu đào tạo , hàng năm đều tiến hành điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạ o trên cơ sở các chuẩn đầu ra theo từng chuyên ngành đào tạo với sự tham gia ý kiến của các chuyên gia (cán bộ các sở ban ngành) và các doanh nghiệp có sử dụng lao động đào tạo tại trường nên đảm bảo nội dung, chương trình đào tạo ngày càng sát với nhu cầu thực tế.

Cần phải rà soát và đổi mới chương trình đào tạo về:

+ Mục tiêu đào tạo phải gắn chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với vị trí việc làm và nhiệm vụ tương lai của người tốt nghiệp;

+ Nội dung chương trình đổi mới trên cơ sở mục tiêu đào tạo đã được xác định lại gắn với phương pháp tổ chức thực hiện chương trình, phương pháp dạy - học, thi kiểm tra đánh giá;

+ Điều kiện thực hiện chương trình: đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, tài chính,...

1.4.3. Đối với đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy học của giáo viên

Luôn trau dồi kiến thức, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ , trình độ hiểu biết

Toàn tâm toàn ý với công việc được giao. Xem trường là nhà để yên tâm công tác lâu dài, không được đứng núi này trông núi nọ.

Mạnh dạn bày tỏ những ý kiến của mình với lãnh đạo, không được nhu nhược và làm theo một cách máy móc.

1.4.4. Đối với hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh

Hoạt động học tập của học sinh đòi hỏi rất cao năng lực sáng tạo của người học. Trong quá trình học tập, người học phải tự giác, tích cực nỗ lực chiếm lĩnh tri thức.

Dựa trên tiêu chí chung của nhà trường, quản lý học sinh phải phối hợp với các khoa, phòng ban để tổ chức, hướng dẫn và quản lý.

Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp thành một lực lượng tự quản.

1.4.5. Đối với cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời, phù hợp với yêu cầu về đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục.

Phải phù hợp với đối tượng, an toàn cho người sử dụng, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, khả năng và đặc điểm tư duy của học sinh.

1.4.6. Đối với công tác Kiểm tra ,đánh giá

Công tác kiểm tra đánh giá cần phải tiến hành một cách khoa học, chính xác, khách quan, công bằng, công khai và dân chủ

Khi tiến hành kiểm tra đánh giá vấn đề nào đó cần phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá.

Kết quả kiểm tra sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu chính xác cho việc đánh giá cũng như điều khiển quá trình dạy học. Việc đánh giá chuẩn xác sẽ tạo động lực thúc đẩy hứng thú học tập của học sinh, tạo sự tin tưởng của người học đối với người dạy.

Tiểu kết chƣơng 1:

Giáo dục đào tạo là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển KT – XH của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ thực hiện quá trình CNH – HĐH do đó nhu cầu về một nguồn nhân lực có chất lượng cao được đặt lên hàng đầu. Muốn đạt được điều đó thì việc quản lý đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Quản lý đào tạo hệ TCCN được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống đào tạo TCCN phát triển, vận hành theo đường lối chủ trương của Đảng và thực hiện được những yêu cầu của xã hội, đáp ứng sự nghiệp phát triển KT- XH.

Đây là nền tảng lý luận để thấy được thực trạng đào tạo tại trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin I tỉnh Hà Nam hiện nay để từ đó xây dựng biện pháp quản lý đào tạo tại trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I TỈNH HÀ NAM

2.1. Sơ lƣợc về tình hình phát triển của trƣờng Trung cấp Bƣu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I tỉnh Hà Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I tỉnh Hà Nam nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo Quyết định số 03/2006/ QĐ-BBCVT ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, trường có chức năng giáo dục, đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp, bậc dưới Trung cấp về các chuyên ngành Bưu chính - Viễn thông – Công nghệ thông tin và tham gia hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông trong phạm vi các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng phục vụ cho sự phát triển lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông – Công nghệ thông tin của đất nước.

- Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I thành lập ngày 01/10/1960 theo quyết định số 298/TCCB-TCBĐ ngày 28/9/1960 với tên gọi là: Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam.

- Năm 1962 đổi tên thành Trường Nghiệp vụ Bưu điện - Truyền thanh. - Năm 1965 để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Theo QĐ số 813/TCBĐTT ngày 9/11/1965 của Tổng cục Bưu điện - Truyền thanh, Trường được chia tách thành 2 trường.

+ Trường Nghiệp vụ Bưu điện - Truyền thanh Hà Nam + Trường Kỹ thuật Bưu điện - Truyền thanh Hà Nam

- Theo yêu cầu của tình hình mới, ngày 21 tháng 7 năm 1967 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 219/TTg tách bộ phận Phát thanh và Truyền thanh ra khỏi ngành Bưu điện. Do đó các Trường chỉ còn tên: Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam và Trường Kỹ thuật Bưu điện Hà Nam.

- Năm 1968 Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam được nâng cấp thành Trường Trung học Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam. Trường Kỹ thuật Bưu điện Hà Nam tách thành 2 trường: Trường Trung học Bưu điện I và Trung học Bưu điện II.

- Năm 1969 Trường Trung học Bưu điện I sát nhập với Trường Trung học Bưu Điện II thành Trường Trung học Bưu điện I.

- Tháng 10 năm 1978 Trường Trung học Bưu điện I sát nhập với Trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam lấy tên là: Trường Công nhân Bưu điện I .

- Ngày 09 tháng 01 năm 2006 Trường Công nhân Bưu điện I được Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông ra quyết định số 03/2006/QĐ-BBCVT nâng cấp thành Trường Trung cấp Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin I đến nay.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Trường đã

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo tại trường Trung cấp Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin I Hà Nam (Trang 26 - 109)