Xuất giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng tại VQG Hoàng Liên

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai (Trang 72 - 74)

1. Trên thế giới

3.6. xuất giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng tại VQG Hoàng Liên

3.6.1. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

- Điều chỉnh cấu trúc tổ thành loài cây: Trong các trạng thái rừng phồ biến ở VQG là rừng tự nhiên ở trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo thường phân bố độ cao hơn 850 m có cấu trúc chưa ổn định, độ ẩm dưới tán rừng thấp. Trạng thái này thường xẩy ra cháy nên trong thực tế cần thiết điều chỉnh tổ thành rừng cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tổ thành của các trạng thái rừng IC, IIB, IIA chủ yếu là những cây ưa sáng, nhiều loài có giá trị kinh tế không cao và khả năng chống chịu lửa không thật tốt. Để nâng cao tính bền vững của các trạng thái rừng này, đồng thời tăng khả năng chống chịu lửa của chúng, cần làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, có thể áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh những loài cây có khả năng chống chịu lửa và có giá trị kinh tế, tạo không gian dinh dưỡng tốt để chúng sinh trưởng và phát triển vươn lên chiếm tỷ lệ tổ thành cao hơn. Đây cũng là biện pháp tạo môi trường khó cháy cho các trạng thái này.

- Các biện pháp cụ thể tác động vào tầng cây bụi thảm tươi, thảm khô cho các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu.

Vệ sinh rừng với mục đích là làm giảm vật liệu cháy trong mùa khô. Hàng năm trước mùa khô vào khoảng thời gian cuối tháng 9 đến tháng 3 năm sau, ở những khu rừng dễ cháy như trạng thái IC, IIA, IIB các trạng thái mà có vật liệu cháy phân bố nhiều, cần tỉa thưa cành nhánh, thu nhặt cành khô, đồng thời điều chỉnh tầng thảm tươi, cây bụi sao cho vừa phải để làm giảm bớt nguồn vật liệu cháy nguy hiểm nhưng vẫn duy trì được lớp thảm để chống xói mòn đất.

- Xây dựng đường băng cản lửa: Tại khu vực VQG không có đường băng xanh và đường băng trắng cản lửa. Tại vì những đường băng này đã có tác dụng nhất định trong việc ngăn chặn sự lan tràn của các đám cháy rừng. Nếu làm đường băng xanh thì cải tạo bằng cách phát dọn vệ sinh, để lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

những cây tự nhiên có khả năng chống chịu lửa đồng thời trồng các loại cây Keo, cây Vối thuốc với mật độ 1600 cây/ha,…

Trên địa hình lợi dụng các đường mòn, làm đường băng trắng cản lửa sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt về mặt kinh tế, đồng thời là đường đi cho lực lượng chữa cháy nhưng cần phải thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trên hệ thống này.

Những vùng rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng hỗn giao nứa gỗ và các trạng thái rừng dễ cháy khác cần tu bổ lợi dụng đường dông, khe, đường tuần tra để làm đường băng khi chưa có điều kiện về tài chính và lao động để xây dựng đường băng và phải ưu tiên xây dựng đường băng khi có điều kiện. Nhất thiết phải thiết kế đường băng cản lửa, băng xanh nên thiết kế đường ranh giới lô, băng trắng có thể theo đường ranh giới các khoảnh hay tiểu khu và tùy từng điều kiện cụ thể của từng vùng.

Cơ sở thiết kế đường băng cản lửa là phải căn cứ vào quy định quy phạm xây dựng đường băng cản lửa do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cục kiểm lâm ban hành, được sự phê duyệt và thẩm định của cấp có thẩm quyền, kết hợp với điều kiện thực tế của địa phương (tình hình rừng, địa hình, điều kiện khả thi, các chướng ngại tự nhiên và nhân tạo, hướng gió, độ dốc…) để thi công và phát huy tối đa tác dụng.

- Xây dựng chòi canh lửa: Hiện tại toàn VQG có 01 chòi canh lửa và các điểm canh lửa tạm thời (bằng bạt) khi mùa hanh khô kéo dài để phục vụ cho công tác quản lý lửa rừng. Vì vậy phải xây dựng hệ thống chòi canh lửa, khi xây dựng chòi canh cần đảm bảo các yêu cầu về vị trí, tầm nhìn, vùng rừng quản lý và các trang bị dụng vụ phục vụ quan sát, nghỉ ngơi của người trực gác. Do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên có thể xây dựng chòi canh phải theo thứ tự ưu tiên, những nơi trọng điểm cẩn thiết thì đầu tư trước. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu tại tiểu khu 283a, 283 b xã Bản Hồ, tiểu khu 286 và 292 thuộc xã Tả Van tiểu khu 296 xã San Sả Hồ cần ưu tiên xây dựng trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

vì các xã này có diện tích trạng thái IC, IIA, IIB, IIIA1 vùng trọng điểm cháy. Cần đầu tư hệ thống bảng biển tuyên truyền.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)