Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng bị cháy

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai (Trang 52 - 56)

1. Trên thế giới

3.3.1. Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái rừng bị cháy

- Đặc điểm tầng cây cao.

Kết quả điều tra các ô tiêu chuẩn đặc trưng của các trạng thái rừng, đề tài đã xác định được công thức tổ thành cho từng trạng thái rừng tự nhiên ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

khu vực, kết quả điều tra về độ tàn che và sinh trưởng tầng cây cao ở các trạng thái rừng được tổng hợp ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Độ tàn che và đặc điểm sinh trƣởng tầng cây cao Trạng thái rừng Độ tàn che D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc (m) Dt (m) Sinh trƣởng IIA 0,4 8,5 6,88 4,98 2,89 TB IIB 0,6 15,1 11,79 8,32 3,04 TB IIIA1 0,7 20,9 13,93 10,17 3,14 TB

Qua bảng 3.4 cho thấy: Có sự khác biệt về đặc điểm sinh trưởng ở các trạng thái rừng tự nhiên. Mật độ và độ tàn che ở 3 trạng thái rừng tự nhiên khá cao, từ 0,4 đến 0,7. Giữa các trạng thái rừng D1.3 có sự biến động khá lớn. Trạng thái IIIA1 có thời gian phục hồi sau khai thác lâu hơn các trạng thái còn lại nên đã hình thành tầng cây chiếm ưu thế sinh thái.

- Tình hình sinh trưởng của lớp cây bụi thảm tươi:

Các loài cây sinh trưởng phát triển ở trong rừng tự nhiên đều là rất tốt,

song để kiểm soát và nghiên cứu được cần có thời gian, có các công trình khoa học đi vào nghiên cứu từ kết quả điều tra tình hình sinh trưởng của lớp cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng được tổng hợp trong bảng 3.5:

Từ kết quả ở bảng: 3.5 Số cây có chiều cao lớn hơn 1m chiếm tỷ lệ cao 41,7% và số cây nhỏ hơn 0,5m chiếm tỷ lệ 33,56%. Điều đó cho thấy các loài cây tái sinh ở trạng thái rừng tăng trưởng về chiều cao tốt.do đó đây cũng là yếu tố vật liệu cháy ở dưới tán rừng.

Nhìn chung ở các đối tượng nghiên cứu, cây tái sinh có chất lượng xấu chiếm tỷ lệ thấp (7,12%), cây có chất lượng trung bình cao hơn nhiều so với chất lượng tốt và xấu, với 65,67%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.5: Đặc điểm sinh trƣởng Trạng

Thái rừng

Tỷ lệ số cây theo chiều cao (%)

<0,5 (m) 0,5-1 (m) >1 (m) IC 65,56 43,33 11,11 IIA 41,82 33,64 54,54 IIB 32,5 43,75 43,75 IIIA1 21,11 38,89 50 Tb 42,75 39,9 39,85

Cây bụi, thảm tươi là lớp thực vật nằm sát mặt đất, chúng tạo nên lớp vật liệu dễ bắt lửa vào mùa khô.

Hình 3.5. Ảnh chụp cây bụi, thảm tƣơi trạng thái rừng II A VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai

Chính vì vậy, nghiên cứu cây bụi, thảm tươi là vấn đề rất quan trọng trong công tác tái sinh phục hồi rừng và PCCCR.

Kết quả điều tra về đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi ở các trạng thái rừng được tổng hợp trong bảng 3.6:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.6: Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tƣơi ở các trạng thái rừng Trạng thái Độ che phủ (%) Chiều cao trung bình (cm)

Loài chủ yếu trƣởng Sinh

IC 62,1 73,8 Đỗ quyên lá nhỏ, dây kim cang,

chuối rừng, ... Tốt

IIA 76,4 63,6 Cỏ tre, dâu da đất, cỏ lào,dàng

dàng... Tốt

IIB 71,6 85,4 Dương xỉ, dong, dứa dại, Cỏ tre,

dàng dàng… Tốt

IIIA1 82,3 76,9 Rêu, cói, ba kích, Chặc chìu, Mò hoa trắng, sim đất…

Trung bình

Qua bảng 3.6, ta thấy ở các trạng thái rừng tự nhiên có tầng cây bụi, thảm tươi phát triển rất mạnh. Thành phần loài khá phong phú với nhiều loài dễ cháy như: dương xỉ, cỏ lá tre, cỏ lào, trúc tăm… chúng xuất hiện ở tất cả các trạng thái rừng.

Chiều cao trung bình của lớp cây bụi thảm tươi ở các đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt. Sự khác biệt này là do điều kiện tiểu hoàn cảnh ở các trạng thái là khác nhau, các yếu tố ánh sáng, chất dinh dưỡng, thảm mục… khác nhau.

Độ che phủ: Do rừng tự nhiên có độ tàn che cao, tầng tán rừng chưa bị phá vỡ nên lớp cây bụi thảm tươi phân bố không đồng đều, chỗ dày chỗ thưa. Trạng thái rừng từ IA đến trạng thái IIIA1 lớp thực bì không xử lý thường xuyên nên chiều cao trung bình và độ che phủ của lớp cây bụi, thảm tươi ở trạng thái này cao.

- Đặc điểm vật liệu cháy ở các trạng thái rừng chủ yếu

Đối với Vườn quốc gia nói chung mọi hành vi đều bị nghiêm cấm không được sâm hại đến tài nguyên thiên nhiên từ rừng, trong rừng đa dạng phong phú, nhiều loài cây, nhiều tầng tán, sự tích tụ thảm mục dưới rừng nhiều vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

vậy kết quả điều tra về khối lượng, vât liệu dễ cháy của các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.7:

Bảng 3.7: Đặc điểm vật liệu cháy ở các trạng thái rừng

TT

Trạng thái

rừng Nhóm loài cây chủ yếu

Khối lƣợng vật liệu cháy (tấn/ha)

1 IC Cỏ mía, dương xỉ, trúc tăm,.. 6,20

2 IIA Cỏ tre, dâu da đất,.. 6,90

3 IIB Dương xỉ, dong, dứa dại 8,5

4 IIIA1 Rêu, cói, ba kích, Chặc … 9,1

Qua bảng 3.7 cho ta thấy: Ở các trạng thái rừng tự nhiên IIA, IIB, IIIA1

có khối lượng vật liệu cháy khô cao hơn các trạng thái IC. Trạng thái rừng IIIA1 có khối lượng VLC lớn nhất với 9,1 tấn/ha, thấp nhất là trạng thái rừng Ic

với 6,2 tấn/ha

Đối với vật liệu cháy được xác định là cân sau khi đã sử lý hấp, xấy đến mức khô khiệt

Với khối lượng vật liệu cháy khá lớn như trên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cháy và mức độ gây hại vì vậy cần có các biện pháp cụ thể phòng cháy thường xuyên như: tuyên truyên, dọn vệ sinh rừng, tu bổ rừng,… góp phần làm tốt công tác PCCCR.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)