Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai (Trang 29 - 84)

1. Trên thế giới

2.3. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu, đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Tình hình cháy rừng từ năm 2008- 2012

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng

- Đánh giá thực trạng công tác phòng chống cháy rừng tại VQG Hoàng Liên - Xác định những tồn tại, khó khăn chủ yếu phát sinh nguyên nhân cơ bản dẫn đến cháy rừng

- Đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận của đề tài

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các thành phần sống và không sống, có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn nghiên cứu những quy luật diễn ra với hệ sinh thái rừng cần phải nghiên cứu đầy đủ các thành phần trong hệ sinh thái. Tuy nhiên do giới hạn thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu những thành phần ảnh hưởng quyết định đến nguy cơ cháy rừng như: cấu trúc rừng, thành phần vật liệu cháy, khí hậu khu vực nghiên cứu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần xã rừng theo không gian và thời gian. Các đặc điểm về cấu trúc như: loài cây, mật độ, độ tàn che, độ che phủ...có ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất hiện và lan rộng đám cháy. Mặt khác cấu trúc rừng còn ảnh hưởng đến việc hình thành tiểu khí hậu, làm thay đổi các chỉ tiêu về độ ẩm không khí, nhiệt độ, tốc độ gió...và các yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ cháy rừng.

Cháy rừng chỉ xuất hiện khi có đầy đủ cả 3 yếu tố: oxi, nguồn lửa và vật liệu cháy khô(< 26%). Thiếu một trong ba yếu tố này thì cháy rừng không xảy ra. Trong các yếu tố nói trên, Oxi luôn có sẵn trong không khí (khoảng 21%), luôn đủ đáp ứng để duy trì và phát triển đám cháy.

Nguồn lửa chủ yếu do con người mang đến hoặc do các hiện tượng của tự nhiên sấm sét, nhưng khó kiểm soát. Vật liệu cháy phụ thuộc vào độ ẩm, khi có độ ẩm nhỏ sẽ dễ cháy còn khi có độ ẩm lớn sẽ không cháy hoặc quá trình cháy sẽ tự tắt. Điều này phụ thuộc vào điều kiện khí hậu.

Vật liệu cháy, là tất cả vật chất hữu cơ ở trong rừng như: lá cây tươi ở tán rừng, lá cây dụng ở trên mặt đất và tầng thảm mục, những rong rêu bám trên cây...vì vậy có thể bắt lửa và bốc cháy cả chất hữu cơ trong đất và trên mặt đất, nhưng vật liệu chỉ có thể cháy khi độ ẩm thấp. Nhiều công trình nghiên cứu về dự báo cháy rừng đã kết luận: độ ẩm và khả năng cháy rừng phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu và cấu trúc rừng. Độ ẩm vật liệu cháy là yếu tố dễ thay đổi nhất dưới ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, độ ẩm không khí, gió…

Sự khác biệt về thời tiết, khí hậu trong lãnh thổ là do sự khác biệt về điều kiện địa hình. Do đó khi đề xuất các giải pháp phòng cháy, chữa cháy người ta thường căn cứ vào các quy luật ảnh hưởng của vật liệu cháy đến cháy rừng và đặc điểm biến đổi của chúng trong khu vực.. Trong đó cũng phải thừa nhận thấy rằng lửa rừng là nhân tố chịu ảnh hưởng cả của yếu tố tự nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

và xã hội. Việc quản lý lửa rừng phải dựa trên cả những đặc điểm về kinh tế và xã hội mới đạt được hiệu quả cao.

Hình 2.1: Sơ đồ Phƣơng hƣớng giải quyết vấn đề của đề tài Phòng cháy rừng

Khảo sát, điều tra, đánh giá các vấn đề liên quan đến PCR Phân tích ảnh hƣởng của yếu tố tự nhiên, KT-XH đến CR Đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng Các biện pháp phòng cháy rừng đang đƣợc áp dụng Thể chế, chính sách, tài chính hiện hành Diễn biến tình hình cháy rừng từ năm 2007 đến nay Xác định các vấn đề phát sinh nguyên nhân dẫn đến cháy rừng Điều tra thực trạng tài nguyên rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1. Phương pháp thừa kế các số liệu có chọn lọc

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, báo cáo tổng kết của Hạt kiểm lâm huyện, UBND xã, Trạm kiểm lâm địa bàn theo từng năm về công tác quản lý bảo vệ rừng từ năm 2007 - 2012

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về công tác PCCCR.

- Tìm hiểu luật và các văn bản dưới luật liên quan đến công tác PCCCR của chính phủ, hướng dẫn về công tác PCCCR của Tỉnh Lào Cai.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA)

Thông qua việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ, người dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài với công cụ phỏng vấn cá nhân với bộ câu hỏi xây dựng trước. Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ, người dân.

Cán bộ phỏng vấn 10 người, cán bộ làm chuyên trách lâm, nông nghiệp, người địa phương liên quan đến bảo vệ rừng và phòng chữa cháy rừng. Người dân tiến hành phỏng vấn 110 người, họ là những người có tham gia vào công tác QLBVR & PCCCR, những người này đại diện về tuổi, giới tính, dân tộc.

2.4.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm tìm ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng

Cấu trúc các trạng thái rừng được thu thập bằng phương pháp điều tra trên các ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2

, trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố điều tra H(vn); D1.3 ; Dt

- Đường kính D1.3 được xác định bằng thước kẹp kính

- Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) của tầng cây cao được xác định bằng thước Blume-lessi có độ chính xác đến 0.5m.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Đường kính tán (Dt) của tầng cây cao được xác định bằng sào có độ chính xác đến 0.1m.

- Tiến hành xác định độ tàn che bằng phương pháp hệ thống mạng lưới điểm (100 điểm). Tuỳ từng diện tích ô tiêu chuẩn mà bố trí các điểm điều tra, sao cho các điểm điều tra bố trí đều trong các ô tiêu chuẩn. Dùng một cây gậy nhỏ chiếu thẳng tán nếu gặp tán thì ghi số 1, không nhìn thấy tán thì ghi số 0, lúc nhìn thấy, lúc không nhìn mép tán lá thì ghi 0,5. Công thức xác định độ tàn che:

Σ số điểm ghi 1+(Σsố điểm ghi 0,5) ĐTC =

Σsố điểm điều tra + Điều tra cây bụi thảm tươi trên ô dạng bản.

- Cây bụi thảm tươi được điều tra trên 5 ô dạng bản phân bố ở bốn góc của ô tiêu chuẩn và giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô dạng bản là 25m2

- Chiều cao cây bụi thảm tươi được đo bằng sào có độ chính xác đến dm - Độ che phủ chung của cây bụi thảm tươi được xác định trên các ô dạng bản, xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi theo hệ thống điểm: nếu điểm điều tra có che phủ của cây bụi thảm tươi ghi 1, nếu không có ghi 0.

Độ che phủ của cây bụi thảm tươi chung cho toàn ô tiêu chuẩn được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị che phủ bằng 1 trên tổng số điểm điều tra (90 điểm).

+ Điều tra cây tái sinh được điều tra trên 5 ô dạng bản

- Chiều cao cây tái sinh được xác định bằng sào có độ chính xác đến dm

+ Điều tra đặc điểm vật liệu cháy

Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 1m2

phân bố ở góc và giữa các ô dạng bản 25m2

của ô tiêu chuẩn. Điều tra thành phần của thảm khô, sau khi thu thập lá cây tươi, vật liệu dưới mặt đất trong ô, ta đem xấy, hấp khô kiệt, xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.1: Số lƣợng OTC, ODB điều tra

Stt Rừng trồng Rừng hỗn

giao Rừng gỗ Thời

gian (tháng) OTC ODB OTC ODB OTC ODB

1 San Sả Hồ 1 5 1 5 7 2 Lao Chải 1 5 1 5 1 5 8 3 Tả Van 1 5 1 5 9 4 Bản Hồ 1 5 1 5 10 5 Phúc Khoa 1 5 1 5 11 6 Trung đồng 1 5 1 5 12 Cộng 1 5 6 30 6 30

( Nguồn: thống kê điều tra hiện trường)

2.4.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Các số liệu thông tin thu thập được trong ngoại nghiệp sẽ được phân tích, thống kê, xắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm trên cơ sở định tính và định lượng. Sau đó thông tin được tổng hợp theo các bảng biểu, biểu đồ theo một trật tự lôgíc, trực quan theo từng nội dung nghiên cứu.

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội đến cháy rừng - Ảnh hưởng của phương pháp tổ chức đến cháy rừng - Ảnh hưởng của chính sách đến công tác PCCCR.

- Phân tích các kết quả, tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trong phòng cháy rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

3.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội tại VQG Hoàng Liên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Hoàng Liên có tổng diện tích là 28.472,3 ha, nằm trên địa bàn các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và một phần các xã Phúc Khoa, Trung Đồng (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Toạ độ địa lý: +Từ 220 09' 30” đến 220 21' 00” vĩ độ Bắc +Từ 1030 45'00” đến 1040 59'40” kinh độ Đông. - Ranh giới:

+Phía Đông giáp xã Nậm Sài, Nậm Cang (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai); +Phía Tây giáp xã Bản Bo, Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu); +Phía Nam và Đông Nam giáp xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) và 04 xã Phúc Khoa, Thân Thuộc, Hố Mít, TT. Tân Uyên (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu);

+Phía Bắc giáp xã Lao Chải, Hầu Thào, Sa Pả, Sử Pán, Bản Hồ, Tả Van, TT. Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Đặc điểm nổi bật về địa hình của VQG Hoàng Liên là khá đa dạng và phức tạp, bao gồm chủ yếu là núi cao và trung bình, chạy liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, suốt từ biên giới Trung Quốc đến Văn Yên (tỉnh Yên Bái).

Trong Vườn quốc gia có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, cao nhất là đỉnh Fanxipăng (3.143m) và được coi là nóc nhà của Đông Dương. Địa hình bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với các khe suối sâu, chạy từ trên đỉnh dông cao và khu vực đỉnh Fanxipăng đổ xuống và sự chia cắt còn do trong khu vực có xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ, khá hiểm trở có độ cao trên 2.500m.

Do độ chênh cao lớn nên khu vực VQG có độ dốc trung bình 35 ÷ 400

, càng đi về phía trung tâm VQG càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều nơi có độ dốc > 450

rất khó đi lại. Tuy nhiên có sự khác nhau rõ giữa sườn Đông và Tây, sườn Đông trải rộng và thoải hơn sườn Tây. Độ cao tuyệt đối và sự bất đối xứng giữa hai sườn của đỉnh Granít FanxiPăng đã có tác động sâu sắc đến toàn bộ các điều kiện tự nhiên trong khu vực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Kiểu địa hình núi cao (N1): Có diện tích chiếm 52,7% diện tích VQG, phân bố ở độ cao trên 1.700m, địa hình bị chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao với sườn dốc đứng. Đây là khu vực có diện tích rừng tự nhiên khá tập trung, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho vùng có hệ sinh thái á nhiệt đới núi cao của miền Bắc Việt Nam.

- Kiểu địa hình núi cao trung bình (N2): Có diện tích chiếm 42,5% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở độ cao từ 700m -1.700m và tập trung ở phía Tây của VQG. Kiểu này được hình thành trên đá biến chất, chịu tác dụng xâm thực mạnh, mức độ chia cắt khá phức tạp, độ dốc trung bình trên 300

.

- Kiểu địa hình vùng núi thấp (N3): Có diện tích chiếm 0,5% tổng diện tích tự nhiên Được hình thành trên các đá trầm tích và biến chất có nguồn gốc từ đá mac ma, có độ cao từ 300 m - 700m thuộc trung tâm của xã San Sả Hồ và một số thôn bản của các xã: Lao Chải và xã Tả Van

- Kiểu địa hình thung lũng (T1) và máng trũng (T2): Có diện tích chiếm 4,2% tổng diện tích tự nhiên của VQG, phân bố chủ yếu nằm tiếp giáp với phần ngoài của VQG Hoàng Liên. Đó là những vùng trũng, lòng thung lũng hẹp, độ cao cũng như độ dốc giảm dần theo chiều nước chảy của các sông suối, có nhiều bãi bồi khá bằng phẳng và màu mỡ. Do địa hình khá bằng phẳng, đất đai khá tốt lại gần nguồn nước thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên dân cư tập trung ở đây khá đông.

3.1.1.3. Địa chất, đất đai

+ Địa chất: Theo như các tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy, nền địa chất khu vực VQG Hoàng Liên có nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ Triat và chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động tạo sơn Indexin, có tuổi địa chất nhỏ nên dãy núi Hoàng Liên Sơn trong đó có đỉnh Fanxipăng được xem là dãy núi trẻ, đỉnh núi nhọn vì quá trình bào mòn địa chất tự nhiên có chưa lâu [17] .

Đá mẹ tạo đất chủ yếu là nhóm đá Macma axit và nhóm đá biến chất với các loại đá chính như: Granit, Gnai, Amphibolit, Filit, Đá vôi, đôi chỗ còn lẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Phiến thạch sét, Sa thạch, đá Diệp thạch:

- Nhóm đá Macma axit là loại đá rất cứng, khó phong hóa, nghèo dinh dưỡng tiềm tàng trong đá, khi phong hoá cho mẫu chất thô to và đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ nhẹ, dễ bị xói mòn và rửa trôi tầng đất mặt.

- Nhóm đá biến chất là loại đá mềm và giàu dinh dưỡng tiềm tàng. Quá trình phong hoá khá triệt để, đất tạo thành có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, đất có tầng dầy, tơi xốp, độ thấm nước cao nên khó bị xói mòn rửa trôi.

+ Đất đai: Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ lập địa cấp II cho thấy, sự đa dạng về các loại đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đất khác nhau, cụ thể trong Vườn quốc gia Hoàng Liên có các nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao (HT):

Đất mùn thô màu xám trên núi cao có diện tích chiếm 0,18% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao từ 2.800 - 3.143 m của đỉnh Phan Xi Păng. Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá rõ, thành phần cơ giới nhẹ, do địa hình ở đây quá dốc nên rừng phần lớn vẫn còn nguyên sinh.

- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Đất mùn màu vàng nhạt, màu xám vàng có diện tích chiếm 17,77% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên độ cao 1700 m - 2800m, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ nhiều loại đá mẹ khác nhau. thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn dầy khoảng 50cm, độ phì tương đối; do địa hình ở đây quá dốc nên việc canh tác nông nghiệp của đồng bào bị hạn chế, hầu hết diện tích đất vẫn còn rừng nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai (Trang 29 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)