1. Trên thế giới
3.3.2. Đặc điểm địa hình ảnh hưởng đến cháy rừng
Địa hình thông qua vĩ độ và độ cao hình thành nên các chế độ khí hậu và thời tiết khác nhau tại các vùng, từ đó hình thành các mùa cháy rừng khác nhau. Ảnh hưởng của địa hình tới cháy rừng được thể hiện khá rõ thông qua độ dốc, hướng dốc, vị trí tương đối theo sườn dốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 3.6. Ảnh chụp cháy rừng ở độ cao năm 2010 của VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai
Tuy nhiên do thời gian và điều kiện khách quan không cho phép nên đề tài chỉ nghiên cứu các nhân tố: độ dốc, hướng phơi và độ cao nhờ vào địa bàn cầm tay, máy GPS và bản đồ địa hình.
- Độ dốc: Độ dốc tạo điều kiện cho phần lớn nhiệt lượng của đám mây theo dòng đối lưu dồn lên phía trước và nhanh chóng sấy khô nguồn vật liệu phân bố ở đó. Độ dốc càng cao thì tốc độ đám cháy cũng tăng theo. Độ dốc ở Vườn quốc gia Hoàng Liên có sự phân hóa lớn giữa các khu vực. xã thấp nhất độ dốc trung bình 250
và xã có độ dốc cao 450. Độ dốc khác nhau đã góp phần tạo nên những kiểu thảm thực vật khác nhau ở các khu vực, từ đó đã ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng, khi cháy thì mức độ lan tràn của đám cháy nhanh và khó khăn trong công tác chữa cháy rừng.
- Hướng phơi: Có thể nhận thấy Vườn quốc gia Hoàng Liên có địa hình trải dài từ tây tới nam với hướng phơi chính là Đông Tây. Hướng phơi cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
đã là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến phân bố bức xạ và chịu sự ảnh hưởng khác nhau của điều kiện thời tiết.
- Độ cao: Độ cao khác nhau thì nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió cũng khác nhau, do đó khả năng phát sinh phát triển của đám cháy rừng cũng khác nhau, từ hình 3.6 cho thấy đám cháy ở độ cao 1.320 m, cháy năm 2010.
Kết quả về độ cao và độ dốc của các trạng thái rừng ở 6 ô tiêu chuẩn được trình bày ở bảng 3.8:
Bảng 3.8: Độ cao và độ dốc ở các trạng thái rừng TT ô
cháy Trạng thái Độ cao
(m) Độ dốc 1 Ic 2.750 45 2 IIa 1.150 35 3 IIb 1.250 27 4 IIb+IIa 1.200 30 5 IIa+IC 1.320 35 6 IIIa1 760 20
Từ số liệu ở bảng 3.8 cho ta thấy trạng thái rừng Ic có độ cao lớn nhất. Trạng thái IIIA1 có độ cao thấp nhất 760 m. Các trạng thái rừng IIA, IIB có độ cao tương đối lớn. Độ dốc ở khu vực nghiên cứu rất lớn, trạng thái Ic có độ dốc lớn nhất 450. Với độc dốc như vậy thì khả năng lan tràn và tốc độ của đám cháy sẽ rất lớn khi cháy rừng xảy ra. Các trạng thái IIIA1và trạng thái IIB cũng có độ dốc tương đối cao từ 200
đến 270 nên khi cháy rừng xảy ra cũng rất nguy hiểm, trong khi đó lượng cây bụi, thảm tươi rất nhiều,do vậy nguy cơ cháy rừng xẩy ra, rất cao ở các trạng thái rừng là IIa, IIb, IIIa1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn