Diễn tập PCCCR

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai (Trang 69 - 84)

1. Trên thế giới

3.4.7. Diễn tập PCCCR

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng là một nhiệm vụ thường xuyên của Vườn quốc gia Hoàng Liên, các cấp chính quyền từ Tỉnh đến Huyện nói chung và tính riêng Hạt Kiểm lâm rất chú trọng lại càng sát sao triển khai thực hiện và được tổng hợp ở bảng 3.15:

Bảng 3.15: Tổ chức diễn tập PCCCR

Năm Địa điểm cuộc Số Chỉ huy

Số ngƣời tham gia

Hiện trƣờng

2007 Xã Bản Hồ 1 Giám đốc, PCT UBND Huyện 120 IIIA1

2008 Xã Tả Van 1 Giám đốc VQG 45 IIA 2009 Xã San Sả Hồ 1 Chủ tịch xã 41 Gỗ + tre 2010 Xã Phúc Khoa 1 Chủ tịch xã 55 Gỗ + tre 2011 Xã Trunh Đồng 1 Chủ tịch xã 47 IC, IIB 2012 Xã Lao Chải và xã Tả Van 1 Giám đốc, PCT

UBND Huyện 95 IIIAI, IB

Cộng 6 403

(Nguồn: kế hoạch diễn tập hàng năm VQG Hoàng Liên)

Qua biểu 3.15 ta thấy từ năm 2007 đến năm 2012 VQG đã diễn tập được 6 lần với sự tham gia của 403 lượt người. Hầu hết những người tham gia đã có được những kiến thức, phương pháp tổ chức PCCCR đang từng bước áp dụng tại địa phương.

3.5. Những tồn tại, nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng đến cháy rừng

Từ kết quả điều tra 10 người, cán bộ làm chuyên trách nông ,lâm nghiệp và 110 người có tham gia vào công tác QLBVR và PCCCR, cho thấy kết quả cụ thể như bảng 3.16:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.16: Kết quả điều tra phỏng vấn trong PCCCR

Khó khăn, tồn tại

Tỷ lệ chung

ý kiến Nguyên nhân

Tỷ lệ chung ý kiến Địa hình

- Đồi núi cao, dốc, vực sâu

90

- Tốc độ gió cao, hút gió mạnh theo các lòng khe; tốc độ lan tràn của đám cháy lớn với quy mô rộng

10

- Giao thông đi lại khó khăn 90

-Hạn chế trong việc triển khai các biện pháp tuyên

truyền 10

Dân số

- Đồng bào dân tộc chiếm đa số 80 - Thu hái lâm sản, canh tác nương rẫy 20 - Đun nấu, ăn khi chăn thả trâu bò

vào cuối mùa khô

- Săn bắt nhiều ngày trong rừng -Trình độ, nhận thức thấp

82,5

- Gây cháy lan

- Công tác tuyên tuyền hạn

chế 17,5

Thời tiết

mùa hanh khô kéo dài, nhiệt độ

cao, độ ẩm thấp, cấp báo cháy cao 82,5

-Vật liệu cháy khô nỏ, dễ

bắt lửa 17,5

Tình hình cháy rừng

- Chủ yếu là cháy rừng tái sinh

phục hồi và rừng tự nhiên 74,5

-Chưa có biện pháp PCR có hiệu quả để áp dụng đối với diện tích rừng tự nhiên -Thảm thực bì dưới tán rừng nhiều lên hàng năm.

25,5

Chính sách PCCCR

- Đầu tư kinh phí mua sắm các phương tiện ít

-Coi công tác PCCCR là việc của Kiểm lâm

64,5

-Thực hiện phương châm 4 tại chỗ chưa cao.

- Trách nhiệm, quyền lợi chưa rõ ràng

35,5

Các biện pháp PCR

Công tác tuyên truyền

- Chưa có nhiều hình thức tuyên

truyền phong phú 48,6

Nhận thức của người dân đối với công tác phòng cháy rừng còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Xử lý hành chính chưa đủ mạnh 48,6

-Việc chấp hành các quy định của Nhà nước về PCCCR đối với cá nhân, tổ chức chưa cao

51,4

Công tác dự báo cháy rừng

Dự báo cháy rừng chưa thường

xuyên, độ chính xác chưa cao 25,8 Thiếu nguồn lực 74,2

Xây dựng tổ chức lực lƣợng

- BCĐ các vần đề cấp bách trong bảo vệ rừng từ VQG đến cấp xã

chủ yếu công tác kiêm nhiệm 46,5 Chưa làm hết trách nhiệm 53,5

- Lực lượng chuyên trách mỏng 73,5 Thiếu biên chế 26,5

- Lực lượng chữa cháy tại các tổ đội PCR ở các thôn bản phân tán, hoạt động không thường xuyên

73,5 Khó khăn trong khâu huy

động, tổ chức lực lượng 26,5

Diễn tập PCCCR

- Mang tính hình thức 37,7 Thiếu ngân sách 62,4

Nhìn vào bảng 3.16 ta thấy trên địa bàn VQG còn rất nhiều khó khăn, tồn tại trong công tác Phòng cháy rừng, mà nguyên nhân chủ yếu:

- Do điều kiện về tự nhiên, địa hình, giao thông đi lại không thuận lợi,

trình độ dân trí thấp.

- Công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức

- Chưa có những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm làm giảm sức ép của người dân vào rừng.

+ Chưa đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác PCCCR.

- Đối với chủ rừng trong quá trình quản lý còn trông chờ kinh phí của Nhà nước, không gắn được người dân trên địa bàn tham gia để phát triển kinh hộ gia đình để góp phần vào sự phát triển rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.6. Đề xuất giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng tại VQG Hoàng Liên

3.6.1. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh

- Điều chỉnh cấu trúc tổ thành loài cây: Trong các trạng thái rừng phồ biến ở VQG là rừng tự nhiên ở trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo thường phân bố độ cao hơn 850 m có cấu trúc chưa ổn định, độ ẩm dưới tán rừng thấp. Trạng thái này thường xẩy ra cháy nên trong thực tế cần thiết điều chỉnh tổ thành rừng cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Tổ thành của các trạng thái rừng IC, IIB, IIA chủ yếu là những cây ưa sáng, nhiều loài có giá trị kinh tế không cao và khả năng chống chịu lửa không thật tốt. Để nâng cao tính bền vững của các trạng thái rừng này, đồng thời tăng khả năng chống chịu lửa của chúng, cần làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, có thể áp dụng biện pháp xúc tiến tái sinh những loài cây có khả năng chống chịu lửa và có giá trị kinh tế, tạo không gian dinh dưỡng tốt để chúng sinh trưởng và phát triển vươn lên chiếm tỷ lệ tổ thành cao hơn. Đây cũng là biện pháp tạo môi trường khó cháy cho các trạng thái này.

- Các biện pháp cụ thể tác động vào tầng cây bụi thảm tươi, thảm khô cho các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu.

Vệ sinh rừng với mục đích là làm giảm vật liệu cháy trong mùa khô. Hàng năm trước mùa khô vào khoảng thời gian cuối tháng 9 đến tháng 3 năm sau, ở những khu rừng dễ cháy như trạng thái IC, IIA, IIB các trạng thái mà có vật liệu cháy phân bố nhiều, cần tỉa thưa cành nhánh, thu nhặt cành khô, đồng thời điều chỉnh tầng thảm tươi, cây bụi sao cho vừa phải để làm giảm bớt nguồn vật liệu cháy nguy hiểm nhưng vẫn duy trì được lớp thảm để chống xói mòn đất.

- Xây dựng đường băng cản lửa: Tại khu vực VQG không có đường băng xanh và đường băng trắng cản lửa. Tại vì những đường băng này đã có tác dụng nhất định trong việc ngăn chặn sự lan tràn của các đám cháy rừng. Nếu làm đường băng xanh thì cải tạo bằng cách phát dọn vệ sinh, để lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

những cây tự nhiên có khả năng chống chịu lửa đồng thời trồng các loại cây Keo, cây Vối thuốc với mật độ 1600 cây/ha,…

Trên địa hình lợi dụng các đường mòn, làm đường băng trắng cản lửa sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt về mặt kinh tế, đồng thời là đường đi cho lực lượng chữa cháy nhưng cần phải thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trên hệ thống này.

Những vùng rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng hỗn giao nứa gỗ và các trạng thái rừng dễ cháy khác cần tu bổ lợi dụng đường dông, khe, đường tuần tra để làm đường băng khi chưa có điều kiện về tài chính và lao động để xây dựng đường băng và phải ưu tiên xây dựng đường băng khi có điều kiện. Nhất thiết phải thiết kế đường băng cản lửa, băng xanh nên thiết kế đường ranh giới lô, băng trắng có thể theo đường ranh giới các khoảnh hay tiểu khu và tùy từng điều kiện cụ thể của từng vùng.

Cơ sở thiết kế đường băng cản lửa là phải căn cứ vào quy định quy phạm xây dựng đường băng cản lửa do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Cục kiểm lâm ban hành, được sự phê duyệt và thẩm định của cấp có thẩm quyền, kết hợp với điều kiện thực tế của địa phương (tình hình rừng, địa hình, điều kiện khả thi, các chướng ngại tự nhiên và nhân tạo, hướng gió, độ dốc…) để thi công và phát huy tối đa tác dụng.

- Xây dựng chòi canh lửa: Hiện tại toàn VQG có 01 chòi canh lửa và các điểm canh lửa tạm thời (bằng bạt) khi mùa hanh khô kéo dài để phục vụ cho công tác quản lý lửa rừng. Vì vậy phải xây dựng hệ thống chòi canh lửa, khi xây dựng chòi canh cần đảm bảo các yêu cầu về vị trí, tầm nhìn, vùng rừng quản lý và các trang bị dụng vụ phục vụ quan sát, nghỉ ngơi của người trực gác. Do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên có thể xây dựng chòi canh phải theo thứ tự ưu tiên, những nơi trọng điểm cẩn thiết thì đầu tư trước. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu tại tiểu khu 283a, 283 b xã Bản Hồ, tiểu khu 286 và 292 thuộc xã Tả Van tiểu khu 296 xã San Sả Hồ cần ưu tiên xây dựng trước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

vì các xã này có diện tích trạng thái IC, IIA, IIB, IIIA1 vùng trọng điểm cháy. Cần đầu tư hệ thống bảng biển tuyên truyền.

3.6.2. Giải pháp thể chế, chính sách

- Tăng cường xây dựng và thực thi văn bản quy phạm pháp luật về PCCCR Để ngăn chặn nạn cháy rừng phải tập chung khống chế hành vi gây cháy của con người với giải pháp tổng hợp là nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức cá nhân liên quan. Như vậy, đối với chủ rừng, vấn đề cần đẩy mạnh công tác giao khoán và phát huy nội lực để góp phần làm tốt các quy định PCCCR, nhất là xử lý thu dọn thực bì, vật liệu cháy, kiểm soát người đưa lửa vào rừng, phát hiện cứu chữa kịp thời các đám cháy xảy ra. Bên cạnh đó, phải tăng cường các cơ chế chính sách để chính quyền huyện và các xã vùng đệm sớm phát huy vai trò quản lý nhà nước, làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, hướng dẫn, đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra giám sát, xử lý kiên quyết những cá nhân, chủ rừng không thực hiện đúng các quy định về phòng chống cháy rừng bằng các hình thức như: Phạt tiền, truy tố trước pháp luật. Đối với chủ rừng để xẩy ra cháy rừng dù bắt được hoặc không bắt được thủ phạm đều phải chịu trách nhiệm thích đáng đúng theo quy định của pháp luật.

Đi đôi với ràng buộc trách nhiệm của chủ rừng, cần siết chặt trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ngành và đoàn thể, kỷ luật người đứng đầu bằng các hình thức từ khiển trách đến cách chức.

3.6.3. Giải pháp kinh tế, xã hội

Từ các kết quả điều tra, phân tích số liệu, tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến cháy rừng; tác giả xác định mấu chốt của vấn đề nghiên cứu là phải giải quyết bài toán về việc phải gắn được người dân vào thực hiện công tác phòng cháy rừng, muốn vậy phải làm cho họ ổn định được đời sống bằng việc trang bị về nhận thức, kiến thức, tư liệu sản xuất và phải có thu nhập ổn định bằng chính lao động nghề rừng tại địa phương như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng của Vườn quốc gia Hoàng Liên.

- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết các khu vực dân cư trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của VQG.

- Đưa các mô hình về sản xuất nông lâm kết hợp theo hướng phát triển bền vững.

- Nâng cao dân trí cho nhân dân về bảo vệ rừng, xã hội hóa công tác PCCCR, bằng nhiều hình thức, làm cho cộng đồng hiểu biết, văn bản pháp luật của nhà nước về hiểu biết, nắm được kiến thức khoa học và văn bản pháp luật của nhà nước về nội quy bảo vệ rừng, các nội quy, quy ước, cột mốc, biển báo, … Đào tạo cán bộ tại chỗ, và các nội dung liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng đều xoay quanh phương châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân phải được đặt lên hàng đầu, phải làm cho nhân dân hiểu vai trò của rừng trong việc giữ nước, điều tiết khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái giữa đồng bằng và miền núi tạo ra một vòng khép kín, chu chuyển nước của thiên nhiên cho sự sống con người và sát nhất là bảo vệ thôn bản, bảo vệ gia đình mình những người sống gần rừng, cạnh rừng, chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất… Từ đó nhân dân sẽ nhận thức được trách nhiệm về bảo vệ rừng.

- Đầu tư xây dựng dự án khuyến nông, khuyến lâm, phát triển lâm sản ngoài gỗ để tạo việc làm, thu hút lao động nông nhàn giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Hướng dẫn cụ thể các quy trình trồng, chăm sóc lâm sản ngoài gỗ, đồng thời mở rộng thị trường lâm sản, tạo điều kiện cho nhân dân trong việc tiêu thụ sản phẩm từ rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Vườn quốc gia Hoàng Liên có tổng diện tích tự nhiên 28.472,3 ha. Có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m, dộ dốc bình quân 350

.

Diện tích đất có rừng 23.557,74 ha, độ che phủ 82,74%. Rừng tự nhiên là 23.410,72 ha (chiếm 99,38% tổng diện tích đất có rừng).

Về chất lượng rừng: Rừng giàu diện tích 710,18 ha (bằng 2,49% diện tích của VQG), Rừng trung bình 5.790,82 ha (chiếm 20,34%), rừng nghèo 5.024,89ha (chiếm 17,65%), rừng phục hồi 11.517,44ha, (chiếm 40,45%), rừng hỗn giao (gỗ - Trúc, Trúc - gỗ) 148,75 ha (chiếm 0,52%), rừng Trúc, tre nứa 218,63ha (chiếm 0,77%), rừng trồng 147,02ha (chiếm 0,52%).

Công tác PCCCR VQG đã được triển khai thực hiện khá chặt chẽ và thu được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên các vụ cháy rừng vẫn xảy ra gây ảnh hưởng tới chức năng bảo vệ nguồn gien, bảo vệ đa dạng sinh học.

Vườn quốc gia có 6 xã với 25.095 người, 6 dân tộc khác nhau, chủ yếu là dân tộc ít người như: Dao, Tày, mông... Nhận thức, phong tục tập quán, trình độ canh tác của người dân lạc hậu, sinh sống trong và ven rừng là chủ yếu. Từ năm 2008 đến năm 2012, trên địa bàn VQG xẩy ra 6 vụ cháy rừng làm thiệt hại 794,93 ha trong đó có 37,8 ha rừng tự nhiên, 683,53 ha trạng thái IIA, rừng tái sinh phục hồi là 73,6 ha. Cháy rừng xẩy ra chủ yếu vào các tháng 2 và 3 chiếm 50%. Nguyên nhân chính xảy ra cháy rừng ở khu vực này là đun nấu gây cháy, đốt nương làm rẫy.

Các trạng thái rừng tự nhiên VQG, tỉnh Lào Cai hầu hết chưa bị tác động mạnh. Tổ thành tầng cây cao của các trạng thái rừng tự nhiên phong phú, độ tàn che cao( 0,7). Mật độ những cây tái sinh trung bình, sinh trưởng của các loài cây tái sinh khá tốt, tầng cây bụi, thảm tươi phát triển khá mạnh. lớp thảm tươi cây bụi phát triển trung bình. Khối lượng vật liệu cháy ở các trạng thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

rừng tự nhiên IIA, IIB, IIIA1 cao hơn các trạng thái rừng IA, IB, Tổng khối lượng vật liệu cháy khá lớn cần dọn vệ sinh, tu bổ rừng… để giảm vật liệu cháy. Thực trạng cháy rừng trên địa bàn huyện có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy độ cao, độ dốc, thảm thực vật, dân số và thành phần dân tộc là những nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng cháy và mức độ thiệt hại.

Trong thời gian qua, VQG, chính quyền địa phương và nhân dân các xã vùng lõi đã triển khai nhiều biện pháp PCCCR như tổ chức xây dựng lực

Một phần của tài liệu nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại vườn quốc gia hoàng liên tỉnh lào cai (Trang 69 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)