Quan điểm hoàn thiện kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu lam sơn (Trang 57 - 73)

công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn

4.2.1. Quan điểm hoàn thiện kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn

Trên cơ sở những vấn đề đã nêu ở trên thì công tác kế toán bán hàng tại công ty cần phải được hoàn thiện để đảm bảo hơn nữa vai trò của nó là: ghi chép, phản ánh, cung cấp thông tin, số liệu về tình hình tiêu thụ hàng hóa. Phản ánh, giám đốc tình hình thu hồi tiền, tình hình công nợ và thanh toán công nợ, tình hình giá vốn của hàng hóa xuất bán... Không ngừng nâng cao vai trò và ý nghĩa của nó trong tổ chức công tác kế toán của công ty, chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hoàn thiện những tồn tại đã nêu trên. Tuy nhiên để làm được việc này trước hết cần phải có quan điểm hoàn thiện rõ ràng thì mới có thể đề ra giải pháp đúng hướng và có hiệu quả.

Trước hết, hoàn thiện kế toán bán hàng trong công ty phải tuân thủ phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, luật kế toán doanh nghiệp và các văn bản luật khác mà nhà nước và bộ tài chính ban hành.

Thứ hai, hoàn thiện phải dựa trên tình hình, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô, năng lực chuyên môn trình độ của những người có quan hệ trực tiếp tới công tác kế toán này. Đồng thời cần phù hợp với yêu cầu, đặc điểm riêng có của nghiệp vụ bán hàng.

Thứ ba, hoàn thiện dựa trên việc quán triệt nguyên tắc tiết kiệm mà hiệu quả: sửa đổi đúng nơi đúng chỗ, đầu tư hợp lí tránh dàn trải, tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu...

4.2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn :

Giải pháp về kế toán chiết khấu thương mại phát sinh trong nghiệp vụ bán hàng thức ăn chăn nuôi :

Như đã nói ở trên, phương thức bán hàng của công ty là phương thức bán buôn và bán hàng đại lý, chính vì thế lượng hàng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ mỗi lần là khá lớn. Nghiệp vụ chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn là thường xuyên xảy ra.

Công ty đã xây dựng được chiết khấu thương mại cho khách hàng, đó là : những khách hàng mua thức ăn chăn nuôi với khối lượng lớn trên 1 tấn sẽ được hưởng một khoản chiết khấu thương mại với tỉ lệ 2% trên giá bán. Tuy nhiên, khi phát sinh nghiệp vụ kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi, kế toán lập hóa đơn giá trị gia tăng thì giá ghi trên hóa đơn được kế toán phản ánh là giá đã trừ chiết khấu thương mại.

Khi căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng này, kế toán hạch toán doanh thu là giá đã trừ đi khoản chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Như vậy, khoản chiết khấu thương mại này không được phản ánh trên sổ sách kế toán. Điều này khiến cho những người sử dụng thông tin kế toán của công ty không nhận biết được công ty có áp dụng chính sách chiết khấu cho khách hàng hay không, phần trăm chiết khấu là bao nhiêu, những nghiệp vụ bán hàng nào thì phát sinh chiết khấu thương mại.

Để khắc phục được nhược điểm này, khi lập hóa đơn giá trị gia tăng kế toán nên ghi giá bán theo giá chưa trừ đi chiết khấu thương mại. Như vậy, khi hạch toán doanh thu kế toán sẽ hạch toán như sau :

Doanh thu bán hàng lúc này sẽ được ghi vào sổ nhật ký chung và sổ chi tiết tài khoản 5111- Doanh thu bán thức ăn chăn nuôi, từ nhật ký chung ghi sổ cái tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

Kế toán căn cứ vào hợp đồng kinh tế với khách hàng, chính sách chiết khấu thương mại của công ty xác định khoản chiết khấu mà khách hàng được hưởng. Kế toán nên mở thêm tài khoản 521- Chiết khấu thương mại, và sổ cái TK 521 để theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại cho khách hàng. Như vậy thông tin kế toán cung

cấp sẽ rõ ràng hơn, người sử dụng thông tin có thể xác định được chính xác những nghiệp vụ bán hàng nào phát sinh chiết khấu thương mại.

Giải pháp trong việc xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng

Qua phân tích thực trạng kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi trong công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn, em nhận thấy các khoản nợ phải thu khách hàng của công ty là khá lớn. Tuy nhiên, công ty chưa có chính sách thúc đẩy khách hàng thanh toán sớm khi mua hàng của công ty. Do đó, giải pháp đặt ra là cần xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán để áp dụng cho các khách hàng thanh toán ngay và thanh toán trước thời hạn quy định. Mức độ chiết khấu sẽ căn cứ vào thời hạn thanh toán của khách hàng. Bao gồm : khách hàng thanh toán ngay tại thời điểm nghiệp vụ bán hàng phát sinh và hàng hóa xác định đã tiêu thụ, khách hàng thanh toán trong một thời hạn quy định mà công ty đề ra, khách hàng thanh toán ngoài thời hạn quy định.

Chiết khấu thanh toán sẽ khuyến khích các khách hàng của công ty thanh toán sớm hơn để được hưởng một khoản tiền chiết khấu và được xem như là một khoản doanh thu tài chính của họ. Điều này tạo điều kiện cho công ty thu hồi tiền hàng sớm, quay vòng vốn nhanh và thực hiện tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các khoản phải thu khách hàng cũng giảm đi giúp tiết kiệm chi phí cũng như giảm thiểu rủi ro phát sinh trường hợp nợ phải thu khó đòi.

Hạch toán chiết khấu thanh toán : căn cứ vào chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng bộ tài chính, chiết khấu thanh toán là một khoản chi phí mà công ty bỏ ra để thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi tiền của công ty . Do đó nó được xem như là một khoản chi phí tài chính của công ty, kế toán sử dụng tài khoản 635- “Chi phí tài chính" để phản ánh giá trị khoản chiết khấu thanh toán này.

Chiết khấu thanh toán không được phản ánh trên hóa đơn giá trị gia tăng và được tính trên giá thanh toán.

Khi phát sinh nghiệp vụ chiết khấu thanh toán cho khách hàng, kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung, từ nhật ký chung ghi sổ cái TK 635 - Chi phí tài chính, đối ứng là các tài khoản thanh toán như TK 111- Tiền mặt, TK 112- Tiền gửi ngân hàng…

Giải pháp về việc hạch toán doanh thu bán hàng thức ăn chăn nuôi theo phương thức bán buôn

Như đã phân tích trong phần tồn tại, kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi xác định thời điểm ghi nhận doanh thu trong trường hợp bán buôn theo hình thức gửi hàng là : thời điểm mà hàng hóa xuất kho gửi cho khách hàng. Điều này là sai nguyên tắc xác định thời điểm ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán số 14 : Doanh thu và thu nhập khác. Để khắc phục được tồn tại này, kế toán cần xác định lại thời điểm ghi nhận doanh thu trong trường hợp này.

Kế toán cần nắm rõ về thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng và xác định doanh thu theo quy định của VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác. Như vậy , đối với trường hợp bán buôn theo hình thức gửi hàng :

Thời điểm ghi nhận doanh thu : là thời điểm người mua nhận được hàng, chứng từ và chấp nhận thanh toán.

Do đó, khi xuất kho gửi hàng cho khách hàng, kế toán chỉ theo dõi trị giá của hàng xuất kho trên tài khoản 157 – Hàng gửi bán, chưa được ghi nhận doanh thu.

Hạch toán doanh thu : khi hàng hóa được xác định là đã tiêu thụ, kế toán căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng ghi nhận nghiệp vụ bán hàng vào sổ nhật ký chung, ghi sổ chi tiết tài khoản 51111- Doanh thu bán hàng thức ăn chăn nuôi, từ nhật ký chung ghi sổ cái các tài khoản liên quan bao gồm : TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK 632 – Gía vốn hàng bán, TK 157 – Hàng gửi bán, TK 3331- Thuế GTGT đầu ra và các tài khoản thanh toán.

Giải pháp liên quan đến hệ thống sổ kế toán

Nhóm hàng thức ăn chăn nuôi của công ty bao gồm ba loại chính : thức ăn cho gia súc, thức ăn cho gia cầm và thức ăn cho cá. Doanh thu tiêu thụ của mỗi loại trong nhóm hàng này khá lớn. Do đó, để phục vụ cho việc theo dõi doanh thu của từng loại cũng như xác định mức độ tiêu thụ của mỗi loại, kế toán nên mở thêm các sổ chi tiết để theo dõi doanh thu của từng loại trong nhóm hàng thức ăn chăn nuôi này. Bao gồm : sổ chi tiết doanh thu bán thức ăn cho cá, sổ chi tiết doanh thu bán thức ăn gia súc, sổ chi tiết doanh thu bán thức ăn gia cầm.

Từ sổ chi tiết doanh thu này, các nhà quản lý sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá mức độ tiêu thụ nhanh hay chậm của từng loại để đề ra các giải pháp thúc đẩy bán hàng. Bên cạnh đó xây dựng chính sách thu mua hàng hóa đảm bảo cung ứng kịp thời phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Giải pháp về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã phân tích ở trên, công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn đang tồn tại một số khoản nợ phải thu của khách hàng nhưng đã quá hạn thanh toán. Tuy nhiên công ty chưa có chính sách trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, điều này dẫn đến rủi ro công ty không có nguồn kinh phí dự phòng để bù đắp khi có những tổn thất do các khoản nợ không thu hồi được gây ra.

Để khắc phục được vấn đề này, kế toán trong công ty cần phải căn cứ vào thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 : hướng dẫn trích lập và sử dụng các khoản dự phòng để xây dựng kế hoạch trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi. Cụ thể : căn cứ theo điều 6 : dự phòng nợ phải thu khó đòi, quy định các vấn đề sau :

Điều kiện để ghi nhận một khoản nợ là khoản nợ phải thu khó đòi. Phương pháp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Xử lý khoản dự phòng

Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Kế toán trong công ty phải dựa trên những quy định này khi tiến hành xác định một khoản nợ có phải nợ phải thu khó đòi không sau đó tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi cho khoản nợ đó. Kế toán dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi.

Xét đối với công ty thì kế toán có thể dựa trên tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ phải thu khó đòi để trích lập dự phòng. Cụ thể :

Trích 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. Trích 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. Trích 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Trích 100% giá trị đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết , thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí.

Tài khoản sử dụng trong kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi là tài khoản 139- dự phòng phải thu khó đòi.

Hạch toán trên TK 159 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi Bên nợ : - Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi

- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi

Bên có : số dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Số dư bên có : số dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi được xem là một khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và kế toán hạch toán vào tài khoản 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp’’.

Như vậy, kế toán trong công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn cần nắm vững những quy định trong thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 : hướng dẫn trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, để thực hiện tốt việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ quá hạn thanh toán của khách hàng. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi sẽ giúp công ty dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

Giải pháp quản lý giá bán ra ở các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng :

Một trong hai phương thức bán hàng của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Lam Sơn là phương thức bán hàng đại lý. Loại hình đại lý là : đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng.

Đặc điểm của loại hình đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng này là : bán ra các mặt hàng nhận từ bên giao đại lý với giá do bên giao đại lý quy định và được hưởng một khoản doanh thu chính là hoa hồng đại lý mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh khốc liệt, đại lý cũng là một cơ sở kinh doanh hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, không tránh khỏi trường hợp đại lý vi phạm các chính sách về giá cả khi bán hàng như thỏa thuận với công ty. Ví dụ như : bán hàng với mức giá thấp hơn mức giá niêm yết mà công ty giao cho cơ sở đại lý. Trong trường hợp này, số lượng khách hàng mua hàng của công ty sẽ giảm đi, công ty phải trả cho bên đại lý một khoản chi phí hoa hồng đại lý nhiều hơn do số lượng hàng bán của đại lý tăng lên. ..

Để hạn chế được những trường hợp xấu có thể xảy ra này, đại lý cần chủ động đề ra các giải pháp kiểm soát giá bán và áp dụng chặt chẽ cho phương thức gửi hàng đại lý. Công ty có thể đề ra các biện pháp như sau :

Xây dựng một số điều khoản trong hợp đồng đại lý quy định rõ mức độ xử phạt đối với trường hợp công ty phát hiện bên nhận đại lý có hành vi vi phạm về giá cả, như:

• Chấm dứt hợp đồng đại lý.

• Bồi thường thiệt hại tùy theo các mức độ vi phạm

• Định kỳ cử nhân viên công ty xuống cơ sở đại lý để theo dõi tình hình giá bán ra.

• Lập bảng giá niêm yết cho từng mặt hàng và yêu cầu bên nhận đại lý gửi kèm theo cho khách hàng khi khách hàng mua hàng của công ty.

Một phần của tài liệu kế toán bán hàng thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu lam sơn (Trang 57 - 73)